“Chuyện gì nữa đây? Sao cứ phải là tôi? Tên tóc đỏ đáng ghét. Đáng ra, hắn cứ để mình chết luôn. Chứ hở ra mình hết bị hút linh hồn, giờ lại bị người đàn bà này bóp cổ.”, Trúc Chi thầm chửi rủa tên tóc đỏ, chửi luôn tất cả mọi thứ trên đời này.
Với kinh nghiệm đối diện với cái chết nhiều lần, Trúc Chi không còn hoảng sợ nữa. Thay vào đó, cô bình tĩnh phân tích tình huống này. Có vẻ, Ngân Chi và người đàn bà này quen biết nhau. Bà ta nhận nhầm cô là Ngân Chi nên mới có hành động như vậy. Nếu nói cô không phải là Ngân Chi liệu bà ta có tin không? Trời ơi. Giờ là thời điểm nào, cô còn phân với tích? Lực đạo truyền từ tay bà ta càng ngày càng mạnh và Trúc Chi cảm thấy vô cùng khó thở. Trong hoàn cảnh này mà hoảng loạn với giẫy giụa cũng không phải cách. La hét, cào cấu hay đánh mạnh vào tay của đối phương cũng không được. Như thế chỉ làm cho tính mạng mình bị nguy hiểm hơn thôi mà còn mất sức. Trúc Chi còn nhớ lúc tham gia khóa học “Tự vệ” mà nhà trường tổ chức, thầy có nhấn mạnh: “Nếu các con bị bóp cổ từ phía trước, tuyệt đối không được ngã người ra phía sau. Như vậy rất nguy hiểm. Điều cần làm là cúi đầu xuống. Việc này khiến đối phương khó có thể bóp mạnh hơn.” Hà hà. Trúc Chi lập tức gập cổ lại, nắm lấy cổ tay của bà ta kéo về phía mình, đồng thời dùng đầu gối thúc mạnh vào phần bụng của bà ta khiến bà ta thúi lui mấy bước. Nhân lúc bà ta thả mình ra, Trúc Chi tranh thủ hít thở và bỏ chạy. Người đàn bà không để cho Trúc Chi có cơ hội thứ hai, bà ta rượt theo và túm lấy tóc cô, khiến cơ thể cô ngã về hướng người đàn bà, nơi đỉnh đầu của cô đau điếng. “Bà nó..”, Trúc Chi hét lên, “Chuyện này mà qua, tôi sẽ cắt hết mớ tóc này. Tóc dài chả làm ăn gì được hết.” Vừa nói xong, Trúc Chi tóm chặt lấy tay của bà ta. Sau đó, kẹp chặt khuỷu tay vào đầu để bảo vệ khuôn mặt, rồi thực hiện tư thế xoay người, chân đá vào ngực bà ta. Bà ta văng ra xa mấy mét. Đúng vậy. Vì cô là con gái, lại từng bị cưỡng bức mà không có cách thoát thân, nên đã học được kha khá cách tự vệ. Cô một lần nữa cố thở hồng hộc. “Mày đã hứa với tao.”, bà ta hét theo. Lần này Trúc Chi mặc kệ bà ta la hét cái gì, cô chạy là thượng sách. Chạy được một đoạn, cô quay đầu về phía người đàn bà (vẫn không rõ bà ta là người hay là ma. Nếu là ma sao cô có thể chạm vào bà ta? Nếu là người, sao bà ta lại ở nơi quái quỷ này?). Cô thấy một cảnh tượng kinh khủng khác: người đàn bà bị lôi đi bởi một người đàn ông hung tợn. Ông ta kéo le bà ta bằng roi mây, trông thật đáng thương. Gương mặt bà ta nhăn nhúm vì đau đớn; ánh mắt nhìn về phía cô như van nài, như cầu cứu. Họ dừng tại ngôi mộ trắng. Người đàn ông dùng roi mây quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Bà ta rú lên đau đớn. Cộng thêm khung cảnh trời đêm sao mà thê lương. Không hiểu sao khi nhìn thấy cảnh tượng như vậy, Trúc Chi lại buồn bã vô cùng. Mới vừa rồi, chính bà ta tìm cách giết cô. Thế mà, nơi lòng ngực cô vẫn nhói lên từng cơn. Nước mắt ở đâu trào ra không cầm lại được. Người đàn ông đó là ai? Sao lại đối xử với bà ta như vậy? Cô có nên chạy tới giúp bà ta một tay không? Cô nên dùng thân phận gì để cứu bà ta? Bà ta cứ một mực cho rằng: cô đã hứa gì đó với bà ta. Chắc chắn người đã hứa là Ngân Chi. Rút cuộc cô bé đã hứa cái gì? Bà ta giận dữ với cô như vậy, cô đoán lời hứa này vô cùng quan trọng. Cô sẽ giúp Ngân Chi thực hiện điều đã hứa chứ? Suy nghĩ của cô bị cắt đứt bởi một giọng nói quen quen: “Ngân Chi đứng đó làm gì? Anh thấy lâu quá mà em chưa về nên qua đón.”, nói trắng ra là Tuấn Tú sợ cô em lại nghĩ lung tung rồi làm ra chuyện không thể cứu vãn nên mới tới. “Không có gì.”, Trúc Chi đáp. Cô quay đầu nhìn về phía ngôi mộ. Nhưng không còn thấy ai cả. Họ biến mất như chưa từng xuất hiện. Cô lầm lũi bước theo anh trai mình. Họ trở về nhà dì dượng. Cả nhà dì dượng tổng cộng có năm người: người ông (ba của dượng), dì, dượng, và hai thằng nhóc con của họ. Họ có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy Trúc Chi đang lẽo đẽo theo anh hai mình vào nhà. Nói đúng hơn, họ sợ. Từ ngày Ngân Chi tự tử, họ ra ngoài đường phải đối diện với sự đàm tiếu của xóm làng. Người ta chỉ trích họ đối xử cay nghiệt với đứa nhỏ, đứa nhỏ mới đủ dũng khí cầm dao tự đâm chết mình; người ta nói họ lấy tiền nuôi dưỡng từ người anh, nhưng chẳng quan tâm chăm sóc đứa nhỏ; tệ hại hơn, người ta còn đồn đãi rằng: chính họ đã ép con bé phải chết. Họ nên đối mặt như thế nào với cô cho phải? Đành rằng họ có vẻ xa cách cô; đành rằng họ cũng đôi khi ích kỉ, tham lam khoản tiền mà thằng anh của đứa nhỏ gởi cho; đành rằng họ đã không chịu tìm hiểu xem cô muốn gì, cần gì; họ nghĩ một đứa nhỏ tự kỉ, lập dị như con bé được ăn ngon mặc đẹp là đ, nhưng họ không bao giờ muốn cô bé chết. Dù sao dì cũng là em gái của mẹ bọn trẻ, là người thân duy nhất của bọn trẻ, dòng máu vẫn còn chảy trong huyết mạch họ. Sao có thể muốn cháu gái của mình chết. Lúc nhìn thấy thân thể đầy máu của Ngân Chi nằm sõng soài ngoài hiên, người dì đã hoảng sợ tới mức tay chân run cầm cập, dì cầm điện thoại gọi điện cho Tuấn Tú mà lạc cả giọng chẳng nói gì ra hồn. Trước giờ, bà đã quá cay nghiệt với con bé thật. Bà luôn la mắng con bé. Ngoài chuyện đi học, con bé chẳng làm được gì phụ giúp cả nhà. Bà vừa lo toang đủ thứ chuyện (cơm, áo, gạo, tiền) lại vừa lo cho cả con bé khiến bà mệt mỏi. Bao nhiêu bực bội đều trút lên đầu con bé. Có lẽ bởi vậy nên con bé mới càng ngày càng thu mình hơn. Đáng lẽ, bà nên yêu thương đứa cháu đáng thương của mình. “Hai đứa vào nhà dùng cơm đi.”, ông cụ lên tiếng. Trúc Chi nhận ra không khí khác thường của mọi người, nhận ra nỗi day dứt của họ. Cô nhẹ nhàng mở lời trước: “Con xin lỗi. Tại con nghĩ không thông nên đã làm cả nhà lo lắng. Con cũng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ con suốt một thời gian dài. Sống chung với một đứa ít nói, không chịu mở lòng như con chắc mọi người cũng mệt mỏi lắm. Con chỉ muốn giải thoát mình. Con chọn cái chết không liên quan gì tới cả nhà đâu. Nên con xin mọi người đừng vì những lời nói từ miệng người đời mà cắn rứt cả một đời.” Người dì ngước lên nhìn cháu gái. Đây là lần đầu, bà nhìn kĩ đứa cháu này. Mỗi lần đối diện với nó, nói thật bà rất chán ghét. Tại sao em gái mình lại có một đứa con khuyết tật về tinh thần như thế? Bà không cam lòng. Nên thay vì đối xử tốt với nó, bà chọn khắt khe với nó. “Về là tốt… Về là tốt… Không cần phải nói gì thêm. Cả hai cùng ngồi xuống ăn tối đi. Đi cả ngày chắc hai đứa cũng mệt.” “Dạ.”, lần này Tuấn Tú là người đáp, “Con cũng cảm ơn gia đình vì đã chăm sóc em con. Con tính về đây làm hồ sơ chuyển trường cho nó. Tiện thể thăm gia đình luôn. Chắc con đón nó về ở cùng với con.” Cụ già gật đầu. Mọi người ngồi xuống. Chẳng ai nói với ai câu nào nữa, chỉ nghe tiếng đũa chén chạm vào nhau liên tục. Ngay cả hai thằng nhóc mọi bửa vẫn lanh chanh lốc chốc cũng im thin thít. Trúc Chi không chịu nỗi sự im lặng đáng sợ này. Nên cô tiếp tục bắt đầu trò chuyện. “Nội ơi, ông có biết gì về ngôi mộ màu trắng trong nghĩa trang kia không?” “Con vừa gọi ông là gì cơ?”, người ông ngước mặt nhìn thẳng vào mắt Trúc Chi. “Dạ.. Ông nội..” “Kêu lại lần nữa?”, ông cụ giục giã. “Ông nội… Thôi mà, trả lời con đi.” “Sao con lại muốn biết về ngôi mộ đó? Nơi đó người bình thường không ai muốn nhắc về nó đâu. Người ta bảo nó xúi quẩy.”Truyện convert hay : Ta Tuyệt Sắc Tổng Tài Lão Bà