Truyện tranh >> Điền Duyên >>Chương 369: Người không phong lưu uổng thiếu niên

Điền Duyên - Chương 369: Người không phong lưu uổng thiếu niên

Đêm đã khuya, Thu Sinh và Hạ Sinh chống bè gỗ rời đi.

Lâm Xuân chờ đợi nhìn Đỗ Quyên, "Chơi thêm một hồi có được hay không?"

Đỗ Quyên nhìn ánh mắt khao khát của thiếu niên, khẽ gật đầu.

Ban đêm, mặt hồ, một cái bè gỗ lẳng lặng trôi theo dòng nước, là khung cảnh tuyệt nhất cho đôi tình nhân bên nhau. Nàng và hắn có nhiều kỷ niệm, nàng rất nguyện ý ở bên hắn ở thời khắc như vầy; tương lai, nàng hẳn ở bên hắn.

Nhưng trước mắt bọn họ còn không tính là tình nhân.

Đối với nàng, Lâm Xuân dú có lời yêu đương cũng nói không nên lời. Đối với hắn, Đỗ Quyên cũng không có khả năng nói ra lời tình tự.

Vì thế, bọn họ như cũ đàm luận đủ loại tốt đẹp và chỗ thần kỳ của sơn cốc này, quy hoạch và an bài tương lai cho sơn cốc, nhà xây như thế nào, sân vườn ra sao.

Đỗ Quyên nói: "Đừng quá xa xỉ."

Lâm Xuân không hiểu nhìn nàng, không rõ nàng có ý tứ gì.

Đỗ Quyên đưa ánh mắt về phía mặt nước, nhìn từng làn sương khói bay bay, tai nghe chim chóc than nhẹ bên bờ, thần sắc thập phần mê muội.

Một hồi lâu, nàng thu hồi ánh mắt, nhìn hắn khẽ giọng ngâm: "Phu giữa thiên địa, vật các có chủ, cẩu phi ngô chi sở có, tuy một hào mà đừng thủ. Duy giang thượng chi gió mát, cùng vùng núi chi Minh Nguyệt, tai có mà vì thanh, mục ngộ chi mà tỉ lệ, thủ chi vô cấm, dùng không kiệt, là tạo vật giả chi vô tận giấu cũng, mà ngô cùng tử chi sở cùng thích."*

* Đây là lời của Tô Đông Pha trong một chuyến du thuyền dưới chân núi Xích Bi. Bản dịch của Phan Kế Bính:"Trong trời đất, vật nào có chủ ấy. Nếu không phải là của ta thì dẫu một ly ta cũng không lấy. Chỉ có ngọn gió mát ở trên sông, cùng là vừng trăng sáng ở trong núi, tai ta nghe nên tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết, đó là kho vô tận của tạo hóa, và là cái thú chung của bác với của tôi”.

Lâm Xuân giật mình.

Hắn cũng nhẹ giọng nói: "Biết. Ngay cả giang sơn của hoàng gia cũng thay đổi biến hóa, huống chi chúng ta. Nơi này do chúng ta phát hiện trước, đó là phúc khí của chúng ta. Ở bao lâu, phải xem phúc của con cháu. Bố trí thoải mái là tốt rồi, quá mức xuất sắc ngược lại bị người mơ ước, giữ không nổi."

Đỗ Quyên nói: "Chính là như vậy. Trước tới ở đã. Nếu chưa tới đã vội vàng xây dựng nhà lớn, uổng phí rất nhiều thời gian và tâm lực không nói, người cũng mệt mỏi, vẫn là chậm rãi kinh doanh tương đối thích hợp hơn."

Lâm Xuân nghĩ nghĩ, nói: "Vậy thì mộc mạc chút. Vẫn là nhà gỗ đi."

Đỗ Quyên gật đầu, nói: "Nơi này ít núi đá, không như thôn Thanh Tuyền."

Lâm Xuân nói: "Có thể đốt gạch. Để nhị ca trở về học đốt lò, còn có xay gạo ép dầu đều phải học. Nếu thật chuyển đến đây có rất nhiều chuyện phải làm."

Đỗ Quyên nói xong cũng có chút không yên lòng, lại nghĩ tới Lý Đôn.

Quả thực không thể không nghĩ. Tình cảnh trước mắt dễ gợi lên chuyện xưa; Lúc ấy nàng cùng hắn tìm đến thôn Thanh Tuyền, thì sự chờ đợi và hạnh phúc đó so với viễn cảnh trước mắt càng sâu hơn.

Mờ mịt nghĩ, nhất thời cây đuốc đã tàn, gần tắt hẳn.

Lâm Xuân vội vàng từ phía sau lưng lấy ra một cây cây đuốc, châm từ ngọn lửa gần tắt. Mặt hồ một lần nữa sáng lên, chiếu lên 2 bóng người mông lung trên bè gỗ, nhìn từ xa như một bức tranh thuỷ mặc.

Đỗ Quyên bừng tỉnh, thấp giọng cười nói: "Ngươi đã chuẩn bị sẵn, không định ngủ à?"



Trong đêm yên tĩnh, tiếng nói trầm thấp của thiếu niên mềm nhẹ, có chút ngượng ngùng: "Đỗ Quyên, ngươi có mệt hay không? Ta thật muốn cùng ngươi trò chuyện. Nếu ngươi không muốn thì không lên tiếng cũng được. Ngươi nghe đi, trên núi có thanh âm, trong nước cũng có tiếng. Buổi tối yên tĩnh như vậy, lòng người cũng yên tĩnh theo, có thể nghe thấy những âm thanh ban ngày không nghe được: rừng núi và sông đang trò chuyện đó, nói rất khẽ..."

Trong đêm vắng dưới tình cảnh này, cảm xúc của hắn trở nên sâu sắc hơn vượt xa người thường.

Hắn miêu tả ra một bức tranh nhìn không thấy, chỉ bằng tâm linh mới có thể cảm thụ ý cảnh.

Đỗ Quyên bị sức tưởng tượng phong phú của hắn lây nhiễm, lẳng lặng nghe, bên tai quả nhiên có đủ loại âm thanh: gió lướt qua ngọn cây than nhẹ, tiếng nước chảy đinh đong không biết truyền đến từ đâu, trong đám cỏ bên bờ phảng phất có tiếng hít thở của chim chóc ngắn dài, xa hơn nơi rừng sâu truyền đến tiếng kêu của cô lang... Chỉ bằng âm thanh, nàng có thể nhìn thấy rõ ràng bức tranh của núi rừng thâm u.

Nàng lẳng lặng lắng nghe, như chìm vào cảnh giới mộng ảo.

Chợt hoảng hốt không biết mình đang ở đâu, bên tai có người khẽ gọi: "Đỗ Quyên!"

"Ân!", nàng thuận miệng trả lời, cũng mặc kệ ai kêu.

"Ta nghe tim ngươi đập!"


"Ta cũng nghe tim ngươi đập!"

"Ta nghe tiếng hô hấp của ngươi!"

"Thật sao? Ta đang nín thở."

"Uh, ta còn ngửi thấy mùi hương trên người ngươi thơm quá. Mùi gì nhỉ?"

Đỗ Quyên đang định trả lời, bỗng nhiên bên bè gỗ "rầm" một tiếng, nước văng lên, là cá nhảy ra khỏi mặt nước.

"Chúng nó cũng không ngủ được."

Đỗ Quyên nhịn không được cười.

Vì thế yên tĩnh bị đánh vỡ.

"Trở về ngủ đi, ta mệt rồi."

Đỗ Quyên nói, không trả lời câu hỏi về mùi hương trên người nàng.

Nàng cũng ngượng mở miệng.

Nàng không bôi bất cứ thứ gì, cũng không mang túi thơm làm bằng hoa khô. Lâm Xuân ngửi thấy hương vị, đại khái là mùi hương đặc thù của thiếu nữ, chẳng lẽ nàng nói với hắn như vậy?

Lâm Xuân nghe nàng nói mệt, cũng không hỏi, vội vàng đứng dậy chống gậy trúc, bè gỗ từ từ đi vè phía đảo. Sương mù càng đậm vây quanh bọn họ, bè gỗ như từ biển mây trôi đến.

Đỗ Quyên bỗng nghĩ tới một chuyện, hỏi hắn tác phẩm ở Nguyên Mộng trai bán như thế nào.

Lâm Xuân liền cười, nói: "Cung không đủ cầu", nhất là hộp trang điểm, bởi vì thiết trí tinh xảo, điêu khắc tinh mỹ, lịch sự tao nhã, trở thành hàng yêu thích của nội trạch hào môn quan lại.


"Ta không rảnh làm nhiều, ai ngờ vật hiếm thành quý, đầu tiên mỗi kiện chỉ bán mười lượng bạc, sau này tăng tới hai mươi lượng rồi năm mươi lượng một kiện, sau này lại có người ra trăm lượng bạc. Ta quả thực không rảnh làm, thứ hai cũng không muốn bởi vì ra giá cao mà tiếp đơn hàng làm hư thanh danh, đành phải một mực chối từ."

Đỗ Quyên cười nói: "Ngươi thật nổi danh trong đám khuê các. Nhưng ngươi dám đắc tội các nàng?"

Lâm Xuân liền nói quả thật chọc rất nhiều phiền toái, những người đó đều có lai lịch, nhất là đồ hắn làm ra những công tượng khác không thể phỏng chế, dù có phỏng chế đi ra cũng không có linh tính và nội hàm như đồ hắn làm, liếc mắt là có thể nhìn ra thật giả, những người đó càng điên cuồng, hơi có chút danh lợi địa vị là cố có được một kiện, để không làm mất thân phận.

Cuối cùng vẫn do sư tôn hắn, Chu phu tử ra mặt giải thích, nói hắn bận rộn việc học, quy định mỗi tháng chỉ đưa ra ngoài năm kiện, các nàng tự mình cướp đi.

Phu tử ở phủ thành rất có danh vọng, nên mới giải quyết được chuyện này.

"Phu tử rất biết tính. Hắn dạy ta học vấn lúc rỗi rãnh, thích xem ta điêu khắc, hỏi ta về thiết kế, hay nghe ta nói chuyện trong núi; cũng đem thể nghiệm thi họa tâm đắc của hắn nói cho ta biết, phân tích điểm giống nhau và khác nhau của hai người, chúng ta đều học không phải là ít. Hai chúng ta không giống sư đồ, tựa như bạn vong niên."

Đỗ Quyên lại hỏi: "Ngươi luôn về nhà như vậy, sao hắn cho phép?"

Lúc này bọn họ đã đưa bè gỗ cập bờ, Lâm Xuân không lên tiếng, đợi Đỗ Quyên nhảy lên bờ, hắn buộc bè gỗ xong xuôi, cùng nàng đi trên đường mòn thông tới nhà gỗ, mới nói tiếp.

Đường tắt này do Thu Sinh làm ra. Cỏ dại, bụi cây cành được chặt sạch sẽ. Buổi tối đi trên con đường này, chim chóc bên đường bị tiếng bước chân của bọn họ và cây đuốc kinh động, bay tán loạn chung quanh.

"Ta nói cho phu tử biết chuyện của ta, phu tử muốn ta mau trở về, nói "Người không phong lưu uổng thiếu niên", thích một cô gái phải đi tranh thủ. Hắn còn nói ta ngàn vạn lần đừng bại dưới tay Hoàng Nguyên..."

Câu nói kế tiếp Đỗ Quyên đã nghe không rõ, đầu óc nàng bị chết máy!

Lâm Xuân vừa nói vừa cảnh giác nhìn chăm chú hai bên rừng cây, cũng không lưu tâm biến hóa của nàng.

Giây lát đến nhà, Đỗ Quyên cũng không hỏi hắn, đi nấu nước rửa mặt nghỉ tạm không đề cập tới.

Lâm Đại Mãnh đi tới nhà bờ bên kia ngủ, nơi này huynh đệ Lâm Xuân ngủ trên đất ở phòng ngoài, Đỗ Quyên một mình ngủ trên giường gỗ bên trong.

Sáng sớm ngày thứ hai, Đỗ Quyên thức giấc trong tiếng chim hót náo nhiệt.


Cảm giác này không tốt. Tiếng kêu của chim di trú không dễ nghe bằng tiếng kêu của hoàng oanh, bói cá trên núi, nhất là đám vịt hoang "dát dát" "trục trặc", tiếng kêu thật khủng bố.

Nàng ngủ không yên, đành rời giường.

Sau khi dậy cảm giác lại khác. Sáng sớm, tiểu đảo chìm trong sương mù, các sắc chim trong rừng trên đảo bay lên bay xuống; xa xa trên mặt nước mênh mông, dãy núi bờ bên kia lúc ẩn lúc hiện không khác gì tiên cảnh.

Nàng chạy dọc theo bờ một lúc, vừa rèn luyện thân mình, vừa ngắm cảnh, sau đó mới chậm rãi chạy về.

Bên ngoài nhà gỗ, Lâm Xuân cầm một con cá đá làm xong đang đợi nàng.

Vẻ mặt hắn tươi cười, như ánh mặt trời phá mây mà ra.

"Ngủ ngon không?"


"Ngủ ngon. Ngươi mới vớt sáng nay?"

"Ai! Ta vừa cùng đại bá đi qua bên kia. Trở về liền bắt cá mang đến."

Đỗ Quyên cười, thì ra nàng thức dậy muộn nhất.

Lập tức, nàng cầm cá vào bếp nấu canh làm điểm tâm.

Huynh đệ Lâm Xuân và Lâm Đại Mãnh tiếp tục dùng hòn đá xây tường viện.

Đỗ Quyên làm điểm tâm xong, cầm cái cuốc nhỏ ra mảnh đất ngay chân tường vừa xây xới đất trồng rau. Mầm móng nàng mang từ trong nhà đến. Ngày hôm qua nàng còn mang cây tỏi và hành lá non đến, chạng vạng hôm qua đã gieo xuống, cũng sống, nhìn bộ dáng xanh mướt, không có dấu hiệu héo rũ.

Bận rộn, Lâm Xuân nhìn thấy bóng dáng của nàng, cảm giác đặc biệt ấm áp kiên định.

Ngay cả Thu Sinh ngẩng đầu thấy một màn này cũng ngẩn người ——

Bên người hắn không phải thiếu một cô gái như vậy sao!

Đến trưa, trong sơn cốc tràn ngập sương mù.

Lâm Xuân mang theo Lâm Đại Mãnh vào khu rừng trong sơn cốc xem xét chung quanh.

Giữa sơn cốc có rất nhiều cây sam, đặc biệt sam nước chiếm đa số, có cây hoè dương sỉ, những loại cây tạp khác và cây ăn quả. Tới gần Nam Sơn nơi chân núi có tùng, ở chân Bắc Sơn có cây bách, phía đông hồ nước có một mảng lớn thủy trúc, trên Hồi Nhạn Đảo trúc và cổ thụ cũng nhiều; đi về hướng Tây, bọn họ phát hiện nam mộc...

Lâm Đại Mãnh càng xem càng sợ hãi than.

Gần buổi trưa, sương mù dần tan.

Lâm Xuân mang theo mọi người trèo lên triền núi phía nam, tìm một chỗ có tầm nhìn trống trải nhìn xuống phía dưới sơn cốc. Hắn mang theo giấy bút, dùng than điều vẽ ra đồ hình toàn bộ sơn cốc, sau đó nói với Lâm Đại Mãnh: phong thuỷ của sơn cốc này đặc dị thường, hắn muốn phân chia theo Ngũ Hành Bát Quái, sau này nhà cửa và ruộng cày đều phải theo vị trí ấn định. Chỉ là trước mắt sở học của hắn còn nông cạn, phải hỏi sư tôn mới định đoạt.

Lâm Đại Mãnh vội nói: "Gấp cái gì, không phải lập tức chuyển đến đây. Ngươi nghĩ kỹ rồi mới làm."

Có quyết định này, mọi người không vội xây dựng, trên núi phụ cận tuyển một số cây sam tốt, chặt xuống rồi chất đống tại chỗ hong khô, hoặc ngâm trong nước, bận rộn suốt đến vài ngày.

Ngày hôm sau Lâm Đại Mãnh về thôn trước.

Lâm Xuân và Đỗ Quyên, Hạ Sinh ở thêm mấy ngày, tới hai mươi tám tháng chạp mới trở về.

Lúc đi, họ ra hồ vớt rất nhiều cá lớn mang về nhà.

Sau khi trở về, Đỗ Quyên mặc cho Hạ Sinh và Lâm Xuân đưa cá cho Hoàng gia và nhà tiểu di, nàng không đưa cho ai khác.

Cuối năm, Hoàng Ly đến mời nàng, Lâm Xuân cũng kêu nàng đi Lâm gia, vợ Phúc Sinh cũng tới cửa, nói bà bà và lão thái thái đều gọi Đỗ Quyên muội muội đi nhà cũ Lâm gia ăn tết.

Đỗ Quyên một mực đều từ chối.

Điền Duyên - Chương 369: Người không phong lưu uổng thiếu niên