Thẩm Vọng lập tức tiến lên, đem lời Đỗ Quyên ngày ấy nói "Ngàn người đọc sách có ngàn loại cách nhìn. Vạn kẻ xem thư, có vạn kiểu lý giải" thay hình đổi dạng ném ra, còn nói có sách, mách có chứng, trách cứ Trương thư sinh gán ghép vu khống, ngậm máu phun người.
Nói xong, quay đầu nhìn về Đỗ Quyên cười, ý tứ là học theo nàng, không kể công.
Hắn cảm thấy nàng là con gái, không có phương tiện trước mặt đám đông nói lời lẽ uyên bác, cho nên thay nàng nói.
Nhưng phe chống đối, căn bản không theo lẽ thường.
Đối phương lại đi ra một người, nói ý của Hoàng Nguyên trong văn chương, ngay cả con nít vừa vỡ lòng cũng có thể xem hiểu, lòng dạ Tư Mã Chiêu người qua đường đều biết, sao lại là gán ghép?
Đỗ Quyên nghe xong bực mình không thôi.
Những người này đọc sách mà không theo chính đạo, chuyên môn dùng bàng môn tả đạo để tranh danh đoạt lợi, thật sự là phá huỷ sách thánh hiền.
Nàng không muốn nghe nữa, cũng không muốn quản Hoàng Nguyên có hậu chiêu gì. Nếu nàng đã tới thì không thể uổng công một chuyến, nghe người ta nói khả không đã ghiền.
Lại nói, đây là cơ hội rèn luyện hiếm có, nhất định muốn Lâm Xuân ra sân.
Vì thế, nàng hướng Lâm Xuân nháy mắt.
Lâm Xuân lien ôm quyền hướng lên trên, lớn tiếng nói: "Đại nhân, tiểu dân có lời."
Lời vừa dứt, người liên can trên dưới đều nhìn qua.
Hoàng Nguyên ngạc nhiên muốn ngăn cản nhưng Lâm Xuân căn bản không nhìn hắn.
Đỗ Quyên biết hắn không yên lòng Lâm Xuân mở miệng, vội kéo hắn, thấp giọng nói: "Để cho hắn nói. Ngươi nghe trước một chút, không được nữa thì ngươi lên."
Hoàng Nguyên hết cách đành chấp nhận.
Trầm tri phủ run lên, vội vàng nói: "Tiến lên nói đi."
Rồi nhìn thoáng qua Tuần phủ đại nhân, nói: "Hôm nay đường thẩm khác với thẩm án bình thường, cho bọn ngươi phản bác, bản quan, à hai vị thượng quan đương đường bình phán. Lâm Xuân Sinh, bản quan chuẩn ngươi đứng đáp lời."
Lâm Xuân nghe xong, quỳ xuống bái qua, sau đó mới đứng dậy đáp lời.
Hắn hỏi Trương thư sinh trước: "Dám hỏi vị công tử này, có thể biết năm đó Minh Đế làm thế nào thu phục đời thứ nhất Thanh Long Vương Tần Lâm không?"
Trương thư sinh ngạo nghễ nói: "Hừ, vấn đề này cũng tới hỏi!"
Là khinh thường trả lời.
Ánh mắt sắc bén của Lâm Xuân theo dõi hắn, trầm giọng nói: "Ngươi biết rõ ràng đoạn lịch sử này, nên biết năm đó thế cục ác liệt hơn hiện tại. Khi đó Tần Lâm mưu phản hỏng việc, từ Đại Tĩnh trốn về phương Bắc, sau đó thành lập An Quốc, cùng Đại Tĩnh thù sâu như biển, mỗi người đều muốn tru chi (tru diệt chi nhánh dòng tộc). Nếu Minh Đế cũng giống lời ngươi vừa nói, nhất định cùng Tần Lâm không chết không ngừng, sao lại cùng hắn ký kết "Cát Tường chi minh", phong hắn là Thanh Long Vương, thu An Quốc về trong túi? Rồi làm sao có đến 30 năm "Oai hùng thịnh thế" sau đó?"
Trương thư sinh nghe xong bị kiềm hãm.
Không chờ hắn suy nghĩ câu trả lời, ngay sau đó Lâm Xuân lại nói: "Trở về trước nữa, trong năm Vĩnh Bình, Vĩnh Bình Đế giết phụ thân Thanh Long Vương, mà Minh Đế lại đặc xá Tần Lâm, phong hắn Thanh Long Vương, theo ngươi nói, có phải là Minh Đế cũng ruồng bỏ tổ tiên hay không? Nếu ngươi sinh ở thời điểm đó, có phải cũng muốn trách cứ Minh Đế và An Quốc tư thông, chắp tay dâng Đại Tĩnh cho người?"
Trương thư sinh xuất mồ hôi trán, lắp bắp nói: "Nói bậy!"
Vội quỳ xuống trước đám người Trầm tri phủ, nói: "Các vị đại nhân, học sinh tuyệt không ý này. Người này ngậm máu phun người!"
Trầm tri phủ trầm giọng không nói.
Trong lòng Hoàng Nguyên khiếp sợ, cùng Thẩm Vọng, Tảm Hư Cực nhìn nhau ngạc nhiên.
Bởi vì Lâm Xuân nói đúng là lời bọn họ chuẩn bị muốn nói, tuy cách nói khác nhau nhưng cùng một ý nghĩ, đó chính là nói tới hai đời tiên đế trước, để cho người khác không thể bác bỏ.
Sao trùng hợp như vậy?
Một vị thư sinh khác đứng ra đối với Lâm Xuân nói: "Minh Đế xem xét thời thế, căn cứ tình thế năm đó cùng Thanh Long Vương ký kết "Cát Tường chi minh", thành tựu thiên cổ đế nghiệp. Nhưng tình thế trước mắt hoàn toàn bất đồng, sao có thể đánh đồng!"
Lúc này đổi lại Lâm Xuân im lặng, nhăn mày suy tư.
Đỗ Quyên lại đi ra, đoạt hỏi: "Sao tình thế trước mắt không thể đánh đồng tình thế năm xưa?"
Thư sinh kia trả lời: "Trước mắt, Đại Tĩnh ta và An Quốc thế như nước với lửa..."
Đỗ Quyên đối đáp: "Năm đó Đại Tĩnh ta và Tần Lâm thù sâu như biển!"
Thư sinh kia vội la lên: "An Quốc bây giờ so sánh với năm xưa, thực lực quốc gia tràn đầy, nếu Đại Tĩnh ta dụ dỗ, nhất định sẽ bị thừa dịp tràn vào."
Đỗ Quyên theo sát nói: "Làm sao ngươi biết An Quốc sẽ thừa dịp mà vào? Nếu ngươi nói là suy đoán, vậy Hoàng Nguyên đưa ra chính sách dụ dỗ cũng là suy đoán. Đến cùng suy đoán nào hợp lý, chính xác phải do triều đình và Hoàng Thượng quyết đoán, há có thể do ngươi một giới thư sinh ăn nói bừa bãi!"
Thư sinh kia mặt đỏ lên nói: "Bây giờ là ta phụng mệnh phản bác Hoàng Nguyên."
Đỗ Quyên nói: "Ngươi có thể biện, vì sao Hoàng Nguyên không thể biện? Ngươi nói hắn thông đồng với địch, ta có thể nói ngươi nói chuyện giật gân, mê hoặc lòng người có được hay không?"
Tim thư sinh kia đập thình thịch nói: "Ngươi... Ngươi..."
Đỗ Quyên cướp lời: "Ta cũng không muốn hãm hại ngươi. Nhưng là ——" nàng mạnh mẽ cất cao giọng: "...Các ngươi không thể đối đãi với một học sinh mang lòng thành khẩn đền nợ nước như vậy, bởi vì mỗi tiếng nói hành động của các ngươi cũng bị người nhìn chằm chằm đó."
Công đường đột nhiên yên tĩnh trở lại.
Lâm Xuân thừa dịp thắng truy kích nói: " ghi lại, Vĩnh Bình mười lăm năm, Đại Tĩnh loạn trong giặc ngoài, năm đó luận đề thi hội và thi đình, Vĩnh Bình Đế lấy ngay tình hình chính trị đương thời lúc đó làm đề khảo thí, cho các thí sinh vì quốc phân ưu, mỗi người phát biểu ý kiến của mình, nói thoải mái, ngài dùng cách này để chọn lựa lương tài. Sau này, Minh Đế càng không bám vào một khuôn mẫu để lựa nhân tài. Nếu đều giống như các ngươi, không nghe được lời hợp tâm ý liền chụp mũ người ta đại bất kính và thông đồng với địch. Cứ thế mãi, ai dám nói chuyện nữa?"
Mọi người lòng phân vân.
Đỗ Quyên theo sát, nói: "Thiếu niên chúng ta, phong nhã hào hoa, phải nên có khí phách thư sinh, mạnh mẽ phóng khoáng! Đàm tiếu nhân gian "Chỉ điểm giang sơn, sôi nổi văn tự, cặn bã năm đó vạn hộ hầu*", mới là nhuệ khí thiếu niên nên có. Về phần nói sai ——" nàng chuyển hướng lên công đường ôm quyền nói —— "Dĩ nhiên có viện trưởng, cùng với các vị đại nhân triều đình, cao hơn nữa còn có Hoàng Thượng đến chỉ bảo chúng ta. Chỉ nhìn trận thế đường thẩm hôm này là biết ba vị đại nhân dụng tâm lương khổ."
* Vì nước ra mưu kế, nhiệt tình hô hào, thứ cặn bã sẽ có vạn người chỉ trích.
Ba người Trầm tri phủ nghe được kích động và thoải mái, trao đổi ánh mắt với nhau, khẽ vuốt cằm. Ngừng một giây, chợt nghe phía dưới lại nói ——
"Còn có, triều đình tại kinh thành thiết lập Quốc Tử Giám, các châu thiết lập thư viện là vì cái gì?"
Không chờ người đáp, chính nàng nói tiếp: "Vì giáo hóa dân chúng, dẫn đường cho hậu bối tiến lên, vì Đại Tĩnh ta không bám vào một khuôn mẫu bồi dưỡng nhân tài!"
"Nếu thiếu niên thư sinh không dám trần thuật, hoặc trần thuật phải dòm trước ngó sau, xem xét thời thế, chưa mở lời đã mưu đồ bo bo giữ mình, mở lời toàn là điều tốt, chỉ biết nói lời nịnh nọt, là làm mất nhuệ khí và bản chất thiếu niên. Nếu thiếu niên cả nước đều mất nhuệ khí và bản chất, Đại Tĩnh ta sẽ mất nhuệ khí. Mấy chục năm sau, đợi hiền thần lương tướng đương thời của triều đình rời đi, ai tới thay thế bổ sung đây?"
Những lời này, các thư sinh không cần phải nói, như bị lôi kích, ngay cả Tảm tuần phủ và vị ngự sử kia, còn có Trầm tri phủ cũng dại ra.
Đỗ Quyên gắt gao nắm chắc tiết tấu diễn thuyết, lần nữa cất cao giọng, tung ra lời vàng lời bạc: "Thiếu niên trí tắc quốc trí, thiếu niên phú tắc quốc phú, thiếu niên cường tắc quốc cường*! Ta là thiếu niên như mặt trời đỏ mới lên, đầy ánh sáng rực rỡ, tựa như sông chảy ra biển mênh mông. Ta là thiếu niên, như rồng ẩn mình, tung móng vuốt bay lên cao; tựa hổ gầm rừng núi, bách thú kinh hoàng; tựa chim ưng vồ mồi, vượt qua gió bụi. Ta là thiếu niên như hoa hiếm mới nở, không sợ bị mai một; tựa tướng tài, phất cờ trỗi dậy. Ta là thiếu niên, vai mang kỳ thương, dưới ngọn cờ vàng nhìn chung thiên cổ, ngang tàng tám cõi, tiền đồ như biển!!! Nếu sợ hãi rụt rè, hoặc là há mồm là a dua nịnh hót, đầy giấy đều là lời ca công tụng đức, mất bản sắc thiếu niên, với đất nước có ích lợi gì? Cứ thế mãi, tiền đồ Đại Tĩnh ta ở đâu??"
* Thiếu niên trí là nước trí, thiếu niên giàu là nước giàu, thiếu niên mạnh là nước mạnh.
"Tốt!"
Tảm tuần phủ bỗng nhiên đứng dậy, lớn tiếng quát to.
Vẻ mặt kiên cường của Triệu Ngự sử cũng hiện ra ý khen ngợi khó được.
Các thiếu niên thư sinh phía dưới càng kích động mặt ửng hồng.
Văn chương thiên hạ qua sự biện giải, phải coi ngươi biện giải ra sao sẽ không sao.
Đỗ Quyên hạ bút thành văn, trích dẫn tác phẩm của hai vị đại gia kiếp trước, lại chỉ tuyển dung một phận đúng với lập tức tình cảnh hiện tại, cải biến vài chữ thành một khối thống nhất, không hề tạo cảm giác cứng nhắc, có thể làm cho người không sợ hãi sao?
Từ lúc nàng và Lâm Xuân lên biện hộ, liền dùng biện luận mình đã chuẩn bị sẵn làm phương hướng dẫn đường, sau đó từng bước ép sát, không cho đối phương cơ hội suy tính, chặt chẽ nắm giữ tiết tấu biện luận, cuối cùng, giải quyết dứt khoát!
Đối phương không thể bác bỏ!
Bởi Lâm Xuân ứng đối kém một chút, Đỗ Quyên ở phía sau liền thay thế bổ sung.
Nàng là lão sư, vẫn là một giáo viên ngữ văn ưu tú đủ tư cách.
Một lão sư đủ tư cách, đầu tiên phải có đủ năng lực biểu đạt.
Nếu ngươi đầy bụng tài hoa, lại "trong ấm trà nấu sủi cảo —— không đổ ra được", chỉ biết máy móc giảng giải, trói buộc trong sách vở, từ ngữ không thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa, học sinh nghe giảng sẽ cảm thấy không thú vị; nếu có năng lực biểu đạt thì dù học thức kém một chút cũng có thể nói sinh động thú vị, kích phát ham học hỏi và nhiệt tình học tập của học sinh, đó chính là lão sư đủ tư cách.
Còn nữa, Đỗ Quyên dung mạo xuất chúng, lời nói có lực, nội dung tầng tầng tiến dần lên, dẫn mọi người tốc hành lên đỉnh cao, mỗi người được khích lệ đến nhiệt huyết sôi trào, ngay cả ba vị quan viên dày dạn kinh nghiệm cũng không ngoại lệ —— Đỗ Quyên nói một hồi, bọn họ chỉ thấy tim đập rộn lên.
Hoàng Nguyên kinh ngạc nhìn Đỗ Quyên, lòng tràn đầy vui vẻ, ái mộ, và ngạc nhiên.
Bọn họ là tỷ đệ sinh đôi, từ nhỏ tách ra. Hắn lớn lên trong nhà giàu sang, còn đọc sách nhiều năm như vậy, hôm nay đường thẩm, hắn vốn định đại triển quyền cước, lại bị tỷ tỷ sinh trưởng nơi sơn dã bảo hộ ở phía sau, tư vị này có thể nói cực phức tạp.
Mắt Tảm Hư Cực và Thẩm Vọng dính chặt vào mặt Đỗ Quyên, không dời đi.
Nhìn ánh mắt bốn phía bắn về phía Đỗ Quyên, Lâm Xuân bỗng cảm thấy như bốn bề thọ địch.
Lúc này, Triệu Ngự sử hướng Đỗ Quyên và Lâm Xuân hỏi: "Hai vị học sinh này là môn hạ đệ tử của phu tử nào tại thư viện Kinh châu?"
Lâm Xuân nghe xong há hốc mồm.
Đỗ Quyên sửng sốt một hồi, lập tức mỉm cười nói: "Đại nhân, hai chúng ta không học ở thư viện Kinh châu, chúng ta học ở Tự nhiên thư viện."
"Tự nhiên thư viện?"
Nó ở nơi nào?
Lúc này ngược lại là đám người Triệu Ngự sử há hốc mồm.
Hoàng Nguyên nhìn tỷ tỷ cười.
Cũng chỉ hắn tâm ý tương thông với tỷ tỷ, mới hiểu phần tâm tư lung linh này của nàng.
Vừa định giúp nàng giải thích, Đỗ Quyên tự mình đáp: "Chúng ta đến từ sơn dã, chưa từng đến học đường, chỉ theo trưởng bối trong nhà nhận được vài chữ, đọc vài cuốn sách mà thôi. Lớn lên nơi sơn dã, học tự nhiên, cũng có chút kiến thức thô thiển. Hôm nay vì đệ đệ, nên trước mặt các vị đại nhân múa búa trước cửa Lỗ Ban, ngôn từ nếu như có sơ sót, mong đại nhân thứ tội và chỉ bảo."
Nói xong, kéo Lâm Xuân quỳ xuống.
Tảm tuần phủ và Triệu Ngự sử sợ ngây người, "Chưa đi học?"
Đỗ Quyên gật đầu, nói: "Tiểu dân chưa đi học, không có kiến thức gì, nhưng từ nhỏ sinh hoạt ở hương dã, là tầng lớp dân chúng thấp nhất, biết nguyện vọng lớn nhất của bách tính chính là có cuộc sống thái bình. Hoàng Nguyên viết văn chương, có lẽ suy nghĩ không chu toàn, nhưng điểm xuất phát là tốt, tuyệt không có ý bất kính và thông đồng với địch. Đại đế vương Đại Tĩnh ta đều thập phần thương dân chúng. Minh đế năm xưa đặc xá đường đệ từng mưu phản, còn phong hắn làm Thanh Long Vương, còn không phải là vì dân chúng hai nước khỏi cơn chiến loạn. Đương kim hoàng thượng cũng là như vậy. Ta phận tiểu dân nhỏ nhoi tuy không thể suy đoán ý bề trên, nhưng Đại Tĩnh nay dân giàu nước mạnh, cùng An Quốc thế như nước lửa, lại không có quy mô dụng binh, có thể thấy được cố kỵ của Hoàng Thượng. Có thể làm Hoàng Thượng cố kỵ không phải là thiên hạ dân chúng, sợ chiến loạn xảy ra, hao phí thật lớn, sau đó dân chúng chịu khổ sao?"