Truyện tranh >> Điền Duyên >>Chương 113: Đệ tử đích truyền

Điền Duyên - Chương 113: Đệ tử đích truyền

Hạ Sinh quay đầu duỗi tay cho Hoàng Tước Nhi nắm, “Tước Nhi, chỗ này có con lạch, ngươi cẩn thận chút, dùng sức nhảy —— đúng, cứ như vậy!”

Hoàng Tước Nhi đưa tay cho hắn, mượn lực nhảy qua lạch, mỉm cười thấp giọng cảm tạ.

Hạ Sinh cười nói: “Cảm tạ cái gì! Ngươi không lên núi, đi không quen.”

Có lẽ là có tình cảm từ thuở nhỏ, Hoàng Tước Nhi trầm mặc im lặng, không nói chuyện nhiều với con trai, duy chỉ có khi nói chuyện với Hạ Sinh, nàng không khiếp không xấu hổ, rất thản nhiên.

Hạ Sinh cũng phá lệ chăm sóc Hoàng Tước Nhi.

Bởi Thủy Tú là đường tỷ của hắn, rất tự nhiên hắn đi chung với nàng và Hoàng Tước Nhi.

Trong bốn đứa con trai của Lâm Đại Đầu, Hạ Sinh cẩn thận nhất. Trừ bỏ không keo kiệt như Lâm Đại Đầu, hắn thừa kế hết thảy tính cách của cha hắn —— thận trọng, lo cho gia đình, đối với người thân cận của mình đặc biệt che chở, thập phần bao che khuyết điểm. Còn Thu Sinh lại qua loa, tùy tiện, tính tình dễ xúc động. Xuân Sinh không cần phải nói, ổn trọng nhất, cũng thông minh nhất. Đông Sinh còn nhỏ, n trước mắt vẫn là đứa bé dễ thương.

Huynh đệ Lâm gia, Thu Sinh học săn thú, được Lâm Đại Mãnh và Nhậm Tam Hòa chỉ điểm, bản lĩnh so với cha hắn mạnh hơn nhiều. Hạ Sinh học thợ đá. Lâm Xuân lợi hại nhất, học thợ mộc đồng thời đọc sách, tập võ, săn thú, không lơi là thứ nào.

Lâm Đại Đầu rốt cuộc thực hiện lời nói năm xưa, cho nhi tử học săn thú, thợ đá và thợ mộc. Bất quá, bọn họ nếu muốn trở thành thợ săn, thợ đá và thợ mộc nổi tiếng ở thôn Thanh Tuyền cần phải đi một đoạn đường rất dài.

Không nói ai khác, chỉ nói Hạ Sinh, sư phó của hắn chỉ là thợ đá thông thường.

Cũng không có cách nào. Tay nghề thợ đá Vương gia tinh xảo, nổi tiếng ngang ngửa với nghề mộc của Lâm gia, không truyền ra ngoài, chỉ truyền cho con cháu trong tộc.

Đỗ Quyên lại nói với Lâm Xuân, nói thợ mộc cũng tốt, thợ đá cũng tốt, học nghề là học những công phu căn bản, những linh cảm sáng ý phải nhờ vào chính mình nghiền ngẫm lĩnh ngộ. Nói cách khác, Lâm Xuân có thể dựa vào sở học của mình dẫn đường Hạ Sinh, trợ giúp hắn đột phá.

Nếu Hạ Sinh dụng tâm nghiên cứu, có thể tự nghĩ ra đường lối riêng.

Lâm Xuân dĩ nhiên lắng nghe những lời này, đối với tay nghề của nhị ca rất để bụng.

Theo thường lệ Đỗ Quyên, Lâm Xuân và Cửu Nhi đi chung.

Hôm nay nàng đi ra ngoài, một là muốn vào núi mò cá chơi, hai là vì mượn cơ hội chỉ bảo Lâm Xuân. Mỗi một năm, hai người dần lớn lên, cho dù Đỗ Quyên có tâm, muốn dạy hắn như khi còn nhỏ là không có khả năng. Cho nên, nàng nắm bắt hết mọi cơ hội, tùy thời tùy chỗ tiến hành dạy học.

Tỷ như trước mắt, nàng vừa đi vừa nói chuyện với hắn và Cửu Nhi.

Kể lại chuyện Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch.

Gia Cát Lượng tuỳ người xử thế, biết nhập gia tuỳ tục. Đối với Man Tộc Tây Nam dùng chiến lược chiến thuật khác với bình thường, cuối cùng thành công, trong đó quan trọng nhất là “Công tâm vì thượng” (đánh vào lòng người là chiến thuật cao nhất). Chiến thuật, địa phương, hoàn cảnh sinh hoạt và tập tính của người trong núi gắn kết chặt chẽ, nhắc nhở bọn họ mỗi đến một nơi nào đó, đều phải quan sát hoàn cảnh chung quanh.

Còn có câu chuyện Gia Cát Lượng lợi dụng xe gỗ đánh bại Ngụy quân. Chuyện này tương quan chặt chẽ với nghề mộc, Lâm Xuân đặc biệt chuyên tâm lắng nghe.

Vừa đi vừa nói chuyện, rất nhanh đến đỉnh núi.

Nhìn qua bốn phía, núi nối nhau liên miên, không khỏi nổi lên hào hứng, kêu Lâm Xuân ngâm bài thơ trứ danh: cuồn cuộn Trường Giang Đông thệ thủy, bọt sóng đào tận anh hùng...

*Đây là bài Lâm Giang Tiên của Dương Thận. Phan Kế Bính dịch:

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông

Sóng vùi dập hết anh hung

Được, thua, phải, trái, thoắt thành không

Non xanh nguyên vẻ cũ

Mấy độ bóng tà hồng!



Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi

Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong

Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.

Xưa nay bao nhiêu việc

Phó mặc nói cười suông

Cửu Nhi thấy Đỗ Quyên thở hồng hộc, bước lên phía trước nói: “Đỗ Quyên. Ngươi mệt hả? Ta cõng ngươi đi. Ta có sức.”

Thiếu niên hào sảng, không chút nào che giấu bản thân thích Đỗ Quyên.

Đỗ Quyên bật cười nói: “Cõng ta? Người ta nhìn thấy không cười đến rụng răng mới là lạ! Nói ta không có tiền đồ. Ta cũng không phải là vô dung. Bất qua là vừa rồi ta nói nhiều nên mới thở, không phải là không đi được. Mùa xuân năm nay, ta còn cùng nương và tỷ tỷ lên núi hái trà nữa. Vào mùa thu, ta cũng lên núi hái nấm và hạt dẻ. Nếu yếu ớt như vậy sau này làm sao mà sống?”

Cửu Nhi nghe xong liền ha hả cười rộ lên, gãi gãi đầu, không hề cưỡng cầu.


Trước mặt người khác Lâm Xuân không thân mật nhiều với Đỗ Quyên, nhưng tới chỗ gập ghềnh cũng sẽ đưa tay kéo nàng, chờ đi qua liền buông tay.

Sau này Đỗ Quyên càng đi càng cố hết sức, nói chuyện cũng thở hồng hộc, hắn không tự chủ sẽ kéo nàng đi, Đỗ Quyên cũng quên buông tay.

Cửu Nhi thấy, vội đi lên kéo một tay còn lại của Đỗ Quyên, muốn cho nàng càng bớt chút sức.

Có thế Đỗ Quyên mới tỉnh lại.

Nàng nói khẽ với hai người: “Tiểu dượng trách cứ ta buổi sáng không đi luyện công. Các ngươi còn giúp ta như vậy, hắn càng muốn mắng ta lười. Không bằng chúng ta đi về phía trước đi, coi như là luyện công. Tiểu dượng thấy không chừng khen chúng ta chăm chỉ.”

Lâm Xuân và Cửu Nhi nghe xong, đồng loạt gật đầu.

Ba người nói một tiếng với Nhậm Tam Hòa xong, liền chạy về phía trước.

Rất nhanh, bọn họ bỏ xa những thiếu niên nam nữ khác, chỉ có Nhậm Tam Hòa không nhanh không chậm theo ở phía sau. Hắn sợ Đỗ Quyên gặp chuyện không may.

Đỗ Quyên vừa chạy vừa dạy học.

Thấy đường núi khó đi, nàng liền đọc thơ Lý bạch “Thục đạo khó” (đường Thục khó). Thấy trên vách núi có một bụi hồng mai, đọc tiếp bài Vịnh Mai “... Tiếu cũng không tranh xuân, liền đem xuân tới báo. Đợi cho hoa rừng rực rỡ thì nàng tại tùng trung cười.”

Mỗi khi nàng đọc một bài thơ, Lâm Xuân và Cửu Nhi cũng đọc theo nàng.

Sau khi đọc vài lần, Lâm Xuân đọc không sai một chữ.

Cửu Nhi kém hơn một chút, nhưng nhớ rõ hơn một nửa.

Phía sau, Nhậm Tam Hòa nghe được khiếp sợ vạn phần.

Nguyên nhân là Đỗ Quyên quên, đem thi từ của vĩ nhân kiếp trước nói ra. Hắn chưa từng nghe qua, dĩ nhiên giật mình.

Nếu Đỗ Quyên là thư sinh, hắn còn có thể lý giải. Có lẽ vì người ta đọc sách nhiều hơn hắn, hoặc là tự mình làm ra. Nhưng sở học của Đỗ Quyên đều do hắn dạy, sách cũng là hắn mua về, hắn không nhớ rõ trong quyển sách kia có những bài thơ này, có thể không sợ hãi sao!

Hơn nữa, Đỗ Quyên thông qua giảng giải lịch sử, dốc sức chỉ bảo Lâm Xuân và Cửu Nhi, hun đúc sự tin tưởng và nghị lực của bọn họ, mở rộng tầm mắt và hoài bão của bọn họ. Những lời này, quả thực không giống một bé gái tám tuổi có thể nói ra.

Hắn bị mê hoặc tận trong đáy lòng.


Nhưng mà, suy nghĩ lại, ngoại trừ lần Đỗ Quyên rơi xuống nước đó, hắn không nghĩ ra không đúng chỗ nào. Nhưng là, lần đó Đỗ Quyên gặp mĩ nhân ngư rõ ràng là hắn bày trò, sao nàng có thể chân chính cùng “Mỹ nhân ngư” gặp mặt chứ?

Đỗ Quyên ngay cả leo núi cũng dạy học, sớm đã mệt chết rồi, không phát hiện ánh mắt thâm thúy và đôi mày nhíu chặt của Nhậm Tam Hòa ở phía sau.

Võ công của Cửu Nhi cao hơn Lâm Xuân, nhanh nhẹn như một con báo nhỏ.

Hắn kéo Đỗ Quyên đi mà vẫn có thể giữ kịp tiến độ với Lâm Xuân. Lúc tới một đỉnh núi khác, hắn lại phát lực vượt qua Lâm Xuân, giành tới trước.

Sau đó, thiếu niên giơ lên hai tay, ngửa mặt lên trời thét dài, “Yêu a —— a —— “

Âm vang như đáp lại tiếng hô!

Đỗ Quyên nhịn cười không được, nói hắn giống một thiếu niên tướng quân.

Cửu Nhi nghe xong mừng rỡ, lập tức ngâm bài Mãn Giang Hồng của Nhạc Phi. Lâm Xuân đuổi theo tới cũng hoà giọng “Đại giang Đông đi, lãng đào tận. Thiên cổ người phong lưu....” *

*Câu thơ này từ bài Niệm Nô Kiều - Xích Bích hoài cổ của Tô Đông Pha. Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn

.... Dòng sông đông rót,

Đào thải hết ngàn thuở phong lưu nhân vật...

Đỗ Quyên nhìn 2 “đệ tử đích truyền”, thập phần đắc ý.

Nghỉ tạm một hồi, đợi đám người phía sau đến nơi, bọn họ lại bắt đầu đi về phía trước.

Khi tới sơn cốc, ba người mới thở phào nhẹ nhõm.

Đỗ Quyên ngửa mặt lên trời hoan hô, Cửu Nhi cũng bắt chước cao giọng gầm rú, Lâm Xuân lại nhìn cười.

Trong sơn cốc, có một cái đầm nước trong veo.

Nhậm Tam Hòa qua cẩn thận xem xét, vừa đợi Phúc Sinh và Thu Sinh bọn họ.

Nghỉ ngơi một hồi, Đỗ Quyên cũng đi qua, vừa vui vẻ vừa nghi ngờ hỏi: “Nước nhìn tới tận đáy. Nơi nào có... Ái dà! Thực sự có cá kìa!”


Đều như khỉ trong núi lớn lên, đi quen đường núi, bởi vậy khoảng lộ trình ấy không đáng kể chút nào. Ba bé giá thì kém chút, khuôn mặt đỏ ửng. Ngày đông lạnh còn dùng tay quạt.

Nhậm Tam Hòa cười nói: “Có không ít cá. Đỗ Quyên, còn có tôm nữa.”

Đỗ Quyên hưng phấn gật đầu nói: “Chúng ta có mang đồ vớt tôm.”

Kỳ thật là Lâm Xuân và Cửu Nhi khiêng đến, nàng đương nhiên tính mình một phần trong đó.

Cửu Nhi nghe vậy nói: “Ta đi vớt tôm, các ngươi mò cá. Đỗ Quyên! Ngươi giúp ta nhặt tôm.”

Đỗ Quyên đáp ứng một tiếng, vội chạy tới.

Lập tức, mọi người vung lưới, võng tôm, nhặt cá, nhặt tôm. Sơn cốc tịch mịch không người lập tức ầm ầm ồn ào náo động hẳn lên.

Mỗi một lần thả lưới xuống, rồi kéo lên nhất định sẽ không thất bại, luôn có vài con cá từ nửa thước đến một thước dài. Cá sống trong nước suối lạnh buốt, vảy lóe sáng, màu trắng bạc ánh xanh, hình thể tuyệt đẹp nhẹ nhàng khoan khoái.

Tôm thì không cần phải nói, mình đều trong suốt.

Chúng nó yên lặng ở đáy đầm, không nhìn kỹ gần như rất khó phát hiện.

Đỗ Quyên nhìn sinh hoạt của sinh vật trong sơn cốc sâu thẳm, phảng phất như hình ảnh nhàn nhã thích ý của thôn dân thôn Thanh Tuyền, trong lòng lóe qua một tia không đành lòng: một bộ hòa hài tự nhiên sinh thái đồ, bị mình và đám người này xâm lăng phá hủy.

Nhưng là, nghe tiếng hoan hô của những thiếu niên, không ngăn được cảm hoài của nàng.

Nếu lúc này nàng nói đừng bắt cá, buông tha cho chúng đi, khẳng định mọi người sẽ cười nàng điên rồi, cũng sẽ không nhìn thấy Thủy Tú và Hoàng Tước Nhi hưng phấn đến mặt đỏ rần, đang nhấc thùng nước đi chạy theo sau mọi người.

Đang bận rộn, nghe Phúc Sinh nói, cha hắn cũng biết nơi này, trước kia đã đến qua một lần, năm trước không có tới vì liên tục vớt không được. Năm nay lại quên bẵng đi, ai ngờ bị Hạ Sinh nhìn thấy nghĩ tới.

Vây quanh cái đầm nước khoảng nửa mẫu cả nửa ngày, bắt được mấy chục cân cá, mọi người ném ánh mắt về phía giữa hồ nước.

Nhưng là, ngày đông lạnh lẽo, phải làm thế nào đây?

Cửu Nhi và Lâm Xuân nhìn nhau, lập tức bắt đầu cởi áo ngoài.

Thủy Tú hoảng sợ, hỏi: “Làm chi vậy?”

Cửu Nhi nói: “Đi xuống mò cá a.” Vẻ mặt có chút hưng phấn.

Mọi người đều há hốc mồm, chỉ có Nhậm Tam Hòa lạnh nhạt phân phó nói: “Đi xuống bơi vài vòng trước, làm nóng mình rồi mới bắt.”

Lâm Xuân dùng sức gật đầu, cởi áo kép nhét vào tay Đỗ Quyên, chỉ mặc quần lót bên trong, dùng sức nhảy nhót vài cái, sau đó như chim ưng biển lao xuống nước, làm nước văng lên tung toé.

Cửu Nhi cũng nhảy xuống theo.

Đỗ Quyên chỉ kịp kêu một tiếng “Đừng làm ướt tóc.”

Hai người ha ha cười, quả nhiên nổi lên mặt nước, tận lực không đưa đầu vào nước.

Thủy Tú và Hoàng Tước Nhi khoanh hai tay vào nhau, run run nói: “Rất lạnh!”

Họ cảm nhận cái lạnh của người dưới nước.

Đám người Phúc Sinh nhìn cũng đều nuốt nước miếng, dùng ánh mắt e ngại nhìn Nhậm Tam Hòa, nghĩ rằng may mà mình không học võ với hắn, làm như vậy cũng quá tội đi.

Thu Sinh nói: “Nhậm Thúc, hai thằng nhóc này đều bị ngươi chơi đùa nóng lạnh không phân biệt được luôn.”

Mọi người nghe xong cười ha ha.

Nhậm Tam Hòa trợn trắng mắt nhìn hắn, hừ lạnh một tiếng nói: “Ngươi muốn ta ép buộc ngươi, ta còn không bằng lòng đâu.”

Thu Sinh cười gượng hai tiếng, nói: “Cái này ta hiểu được.”

Nói cười, Cửu Nhi ở trong nước hô lớn: “Quăng lưới xuống.”

Lâm Xuân lẻn đến bên bờ, tiếp nhận lưới đánh cá trong tay đại ca, cùng Cửu Nhi kéo lưới bắt cá.

Đỗ Quyên cao giọng hỏi “Có lạnh hay không?”

Cửu Nhi lớn tiếng nói: “Vừa xuống dưới có chút lạnh, hiện tại không lạnh chút nào.”

Lâm Xuân chỉ ném cho nàng một khuôn mặt tươi cười sáng lạn. Dưới ánh mặt trời, nước bám trên mặt lóng lánh.

Điền Duyên - Chương 113: Đệ tử đích truyền