Sáng sớm hôm sau, Sở Phong đi vào trong sảnh định bụng cáo từ Tấn tiểu thư, nhưng không gặp được Tấn tiểu thư, chỉ thấy Lục Y đợi ở đó.
Lục Y nói:
- Sáng sớm hôm nay, Triệu vương phủ đã phái người tới đưa thiệp mời tiểu thư đi dự tiệc, xe ngựa cũng đã đợi sẵn ở bên ngoài, tiểu thư đang trang điểm.
Vừa nói vừa mời trà mọi người.
Sở Phong thấy Lan Đình đang ngưng thần nhìn vào một tấm tự thiếp trên tường, cũng ngoảnh lại nhìn.
Tấm tự thiếp chỉ dùng bút cùn viết lên loại giấy nhám(ma chỉ), viết theo lối chữ lệ, giấy nhám đã hoàn toàn chuyển sang màu vàng, nhưng nét mực vẫn đen đậm rõ ràng, ngòi bút vẫn giữ được vẻ sắc sảo mộc mạc.
Sở Phong thấy Lan Đình mê mẩn như vậy, trong lòng khẳng định tấm thiếp này tất có lai lịch, bèn hỏi Lan Đình.
Lan Đình nói:
- Đây là tấm "Bình Phục thiếp" của Lục Cơ, là bản chính của Lục Cơ, tương truyền cũng là bản pháp thiếp của danh gia sớm nhất của Đông Thổ, không ngờ nó lại nằm ở Tấn Từ.
- Thảo nào Y Tử cô nương lại mê mẩn như vậy.
Ánh mắt Lan Đình lại rơi vào một bức tranh thủy mặc bên cạnh đó, chỉ thấy trong tranh có bảy người trong rừng trúc đang thỏa sức uống rượu, tư thế khác nhau, một người ngồi đánh đàn, một người thì say rượu cuồng ca, một người cầm một bầu rượu lớn ngồi trên xe nai, sau xe có buộc một cái cuốc…
Sở Phong nói:
- Trúc lâm thất hiền?
Trúc lâm thất hiền ở đây chỉ bảy vị danh sĩ thời Ngụy Tấn, phân biệt là Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Lưu Linh, Vương Nhung cùng Nguyễn Hàm. Bảy người này đều tài hoa, cũng không thích dựa vào quyền quý, thường xuyên uống rượu cuồng ca ở rừng trúc Sơn Dương, hành vi phóng túng, được tôn là Trúc lâm thất hiền.
Trúc lâm thất hiền đồ
Công chúa xem kĩ bức họa rồi nói:
- Chẳng lẽ là bức [Trúc lâm thất hiền đồ] của Cố Khải Chi. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnFULL.vn -
Lan Đình nói:
- Có thể là của Lục Tham Vi.
- Làm sao để khẳng định? - Sở Phong hỏi.
Lan Đình nói:
- Cố Khải Chi, Lục Tham Vi mặc dù đều là đại gia thư họa đời Đông Tấn, phong cách đặc biệt. Cố Khải Chi vẽ người, phô nhiễm dung mạo, không cầu hình thức, bút tích chắc mạnh mẽ, như tằm xuân nhả tơ, dĩ hình tả thần; Lục Tham Vi vẽ người, tham linh chước diệu, động dữ thần hội, bút tích mạnh mẽ, như trùy đao nhập mộc. Giờ xem nhân vật trong tranh, diện mạo thanh tú, góc cạnh rõ ràng, hành bút mạnh mẽ, chính như bút tích của Lục Tham Vi.
Đang nói, Tấn tiểu thư trong trang phục lộng lẫy bước ra, thân khoác Chu la hà văn cẩm đoạn y, chân đi Kim liên mẫu đan tú miên hài, đầu tết Đoan vân kế, cài nghiêng hai cây trâm Kim tước thoa, lỗ tai đong đưa Ngọc tích châu, cổ tay đeo kim hoàn, eo đeo Thúy lang can, tay áo phiêu diêu, nhẹ lay trong gió, tận hiển tôn sùng cao quý.
Tấn tiểu thư vừa đi vừa cười nói:
- Có chút việc, khiến các vị phải đợi lâu rồi.
Sở Phong nói:
- Chúng tôi đang định cáo từ Từ Công tiểu thư!
Tấn tiểu thư nói:
- Sở công tử có việc trong người, ta cũng không dám giữ lại, xin mời!
Tấn tiểu thư đưa tiễn tới cổng, quả nhiên đã thấy gia nhân của Triệu vương phủ kéo xe ngựa đến đang đợi ở một bên.
Sở Phong hỏi:
- Từ Công tiểu thư chuẩn bị đến Triệu vương phủ dự tiệc hả?
Tấn tiểu thư gật đầu.
Sở Phong lại hỏi:
- Từ Công tiểu thư định đi một mình sao?
Tấn tiểu thư lại gật đầu.
Sở Phong nói:
- Tôi thấy tên Triệu Xung có ý xấu, Từ Công tiểu thư nên chú ý cẩn thận là trên hết.
Tấn tiểu thư cười nói:
- Công tử có lòng, ta thân là người đứng đầu Tấn Từ, hắn không dám làm gì đâu.
Sở Phong nói:
- Không bằng…chúng tôi cùng đi với cô?
Tấn tiểu thư cười nói:
- Cái này vị miễn chuyện bé xé ra to rồi, còn tưởng rằng Tấn Từ ta sợ Triệu vương phủ nữa đấy.
Rồi hạ thấp người nói:
- Các vị đi thong thả, nếu có cơ hội xin mời trở lại Tấn Từ du ngoạn.
Tấn tiểu thư xoay người toan bước lên xe thì Sở Phong đột nhiên nói:
- Từ Công tiểu thư, không bằng tôi cùng với cô cùng đi dự tiệc? Dù sao Triệu Xung cũng mời cả tôi mà.
- Việc này…
Lan Đình nói:
- Ta cũng đang định hành y một ngày ở Tấn Dương, Sở công tử đi dự tiệc rồi, ta cũng được dịp đi chẩn bệnh.
Công chúa nói:
- Ta đi cùng Lan tỷ tỷ.
Sở Phong liếc trộm Bàn Phi Phượng, Phi Phượng bĩu môi nói:
- Ngươi yên tâm đi, ta đi cùng Y Tử cô nương và công chúa.
Sở Phong cùng Tấn tiểu thư lên xe ngựa, tên gia nhân của Triệu vương phủ kia liền giục ngựa đi.
Công chúa hỏi:
- Phi Phượng tỷ tỷ, Sở đại ca sẽ không có chuyện gì chứ?
Phi Phượng cười nói:
- Công chúa yên tâm, bằng võ công hiện tại của tiểu tử thối kia, sẽ không coi Triệu vương phủ ra gì đâu.
Công chúa lại nói:
- Chỉ sợ bọn họ giở thủ đoạn!
- Y Tử đã nói rồi, tiểu tử thối kia bách độc bất xâm, sao phải sợ chúng có thủ đoạn gì.
***
Xe ngựa đi được một đoạn, đột ngột vòng qua một khúc quanh, Tấn tiểu thư liền hỏi:
- Không phải đi đến Triệu vương phủ sao?
Tên gia nhân đánh xe bên ngoài nói:
- Tiểu chủ nhân chuẩn bị cử hành yên hội tại biệt viện ở ngoại thành, cho nên đã lệnh cho tiểu nhân đưa hai vị tới biệt viện.
Tấn tiểu thư không nói gì, Sở Phong thầm hô may mắn, cũng may có mình cùng đi, Triệu Xung quả nhiên muốn bày quỷ kế.
Xe ngựa ra khỏi thành Tấn Dương, Sở Phong và Tấn tiểu thư ngồi đối diện nhau, cũng không có gì để nói. Sở Phong đột nhiên khịt khịt mũi, thì ra hắn ngửi thấy mùi hương từ tay áo của Tấn tiểu thư tỏa ra, là hương thơm của hoa mẫu đơn.
Tấn tiểu thư thấy Sở Phong nhìn ống tay áo mình với vẻ mặt hiếu kì, bèn từ trong tay áo lấy ra một cái túi nhỏ, đó là một cái túi hương được làm bằng tơ ngũ sắc, bên trong là phấn hoa mẫu đơn cùng một ít thảo dược được tán nhỏ.
Sở Phong kinh ngạc nói:
- Thì ra trong tay áo của Từ Công tiểu thư có ủ hương nang? Chẳng lẽ cái này gọi là "Hồng tụ thiêm hương".
Tấn tiểu thư cười cười, lại nhét hương nang vào trong tay áo.
Sở Phong nói:
- Tôi nghe Lục Y nói, một năm trước Từ Công tiểu thư mới trở lại Tấn Dương?
Tấn tiểu thư nói:
- Từ nhỏ ta đã ở tại Lạc Dương, tuy nhiên cũng thường xuyên trở lại Tấn Dương, chỉ là lưu lại rất ít.
- Ờ? Sao lại vậy?
Tấn tiểu thư không trả lời, Sở Phong cũng không tiện hỏi lại, đành nói sang chuyện khác:
- Vừa rồi tôi thấy trong sảnh có treo một bức tự thiếp, đó có phải là bức "Bình phục thiếp" của Lục Cơ không?
- Sở công tử nhận ra tấm tự thiếp đó sao? - Trong mắt Tấn tiểu thư ánh lên vẻ sửng sốt: - Cha ta bình sinh rất thích sưu tầm tự thiếp của cổ nhân. Bức tự thiếp đó là bức cha ta thích nhất, còn thường mời các vị danh sĩ Tấn Dương đến thưởng thức, thế nhưng ông ấy lại thường thở dài: Thiên hạ tuy rộng lớn, nhưng không có người nào nhận biết được cái kì diệu của bức thiếp này!
Sở Phong nói:
- Bức thiếp này ngốc bút khô phong, mạnh mẽ chất phác, mặc dù không liền mạch, nhưng lại lưu loát, vả lại đó là bản danh gia pháp thiếp sớm nhất của Đông Thổ, lại càng làm sâu sắc hơn vẻ tang thương.
Tấn tiểu thư mắt đăm đăm nhìn Sở Phong, ánh mắt hiện vẻ cổ quái:
- Những lời công tử nói rất giống với những lời của cha ta, thật không ngờ được.
Sở Phong cảm thấy câu cuối cùng "thật không ngờ được" của Tấn tiểu thư hình như rất có thâm ý, tuy nhiên cũng nói không rõ lắm.
Tấn tiểu thư đột nhiên nói:
- Cha ta đã từng nói qua, sau khi ông ấy tạ thế, tất phải đốt bức thiếp này theo, nhưng ta đã không tuân theo nguyện vọng của ông ấy, không đốt bức thiếp này đi, có phải là ta rất bất hiếu hay không?
Sở Phong vội nói:
- Công không phải! Cha cô lúc sinh thời nếu rất say mê bức thiếp này, làm sao lại có thể nhẫn tâm đốt đi được. Vả lại cha cô thường mời mọi người đến cùng nhau thưởng thức bức thiếp này, hiển nhiên là hy vọng thiên hạ có người nhìn thấy được sự kì diệu của bức thiếp này, càng sẽ không đốt nó đi. Từ Công tiểu thư làm như vậy, chính là không lấy lời nhất thời mà bỏ việc thường ngày, đấy là đã tận hiếu rồi.
- Công tử thật sự cho là như vậy sao?
- Đương nhiên! Từ Công tiểu thư chưa nghe qua điển cổ "Kết cỏ ngậm vành" sao?
- Mời công tử kể lại xem.
Sở Phong nói:
- Chuyện kể rằng vào thời Chiến quốc Tần xuất binh phạt Tấn, tướng Tấn Ngụy Khỏa tiếp chiến, đánh với tướng Tần là Đỗ Hồi, đang trong thời khắc khó hòa giải, chợt có một lão tẩu kết cỏ dây thừng buộc vào hai chân Đỗ Hồi, Đỗ Hồi sau đó thành tù binh của Ngụy Khỏa, bởi vậy Ngụy Khỏa đánh bại quân Tần. Đêm đó Ngụy Khỏa nằm mộng thấy lão tẩu kia, lão tẩu nói, ông ta vì báo đáp ân nghĩa Ngụy Khỏa đã cứu sống con gái.
- Thì ra, cha Ngụy Khỏa là Ngụy Vũ Tử, có một yêu thiếp, tên là Tổ Cơ. Tổ Cơ thấp kém vả lại không có con, Ngụy Vũ Tử vì sợ mình sau khi chết, Tổ Cơ sẽ phải chịu tộc nhân khinh bỉ, nên khi mỗi lần xuất chinh, luôn dặn dò Ngụy Khỏa: 'Nếu như ta chết trận sa trường, con nên tìm lương phối khác cho Tổ Cơ, gả nàng đi, chớ để nàng phải chịu khổ', cho đến khi Ngụy Vũ Tử bệnh nặng, lại căn dặn Ngụy Khỏa: 'Ta rất thích Tổ Cơ, nhất định phải để nàng tuẫn táng theo ta', nói xong rồi chết. Ngụy Khỏa mai táng cho cha, nhưng không để cho Tổ Cơ chôn cùng, đệ hắn hỏi tại sao, Ngụy Khỏa nói: 'Phụ thân thường ngày phân phó nhất định phải gả bà ta đi, lúc lâm chung nói chôn theo, đó chỉ lời mê loạn. Hiếu tử theo trị mệnh(*), không theo loạn mệnh.' vì vậy liền tìm sĩ nhân mà gả Tổ Cơ đi.
(*)Trị mệnh( di chúc khi người sắp chết còn tỉnh táo, đối ngược với loạn mệnh)
- Thì ra lão tẩu kia là cha của Tổ Cơ, đã chết từ lâu, bởi cảm kích ân nghĩa Ngụy Khỏa đã cứu sống con gái mà hóa thành tinh hồn, kết cỏ báo ân. Cho nên Từ Công tiểu thư không đốt đi bức tự thiếp, cũng như Ngụy Khỏa không chôn Tổ Cơ theo, chính là "theo trị mệnh, không theo loạn mệnh'.
Tấn tiểu thư mặt rạng rỡ nói:
- Ta vẫn vì chuyện này mà thấp thỏm trong lòng, chỉ sợ cha ta dưới cửu tuyền nói ta bất hiểu chẳng ra gì. Hôm nay vừa nghe Sở công tử nói, lòng cảm thấy kiên định hơn nhiều rồi.