Truyện tranh >> Cổ Đạo Kinh Phong >>Chương 539: Chủ nhân Tấn Từ

Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 539: Chủ nhân Tấn Từ


Toàn cảnh Tấn Từ - Thái Nguyên

Sở Phong, Phi Phượng, Lan Đình, công chúa bốn người ngày đi đêm nghỉ tới Thái Nguyên.

Thái Nguyên, cổ xưng Tấn Dương, từng là chốn cũ của Đường Nghiêu, cho nên lại được xưng là "Đường", là nơi có lịch sử rất lâu đời.

Sở Phong thấy trên đường người qua kẻ lại, rất nào nhiệt, bèn nói:

- Thì ra Thái Nguyên còn nào nhiệt hơn cả Đại Đồng.

Lan Đình nói:

-Thái Nguyên là tên thành từ thời Chiến quốc, trước đây thường xảy ra giao tranh quân sự, vả lại có "Đồng diệp phong đệ" nổi danh trong lịch sử cũng chính là ở nơi này.

- "Đồng diệp phong đệ" là gì?

- Sử ghi chép, sau khi Chu Vũ Vương băng hà, Thành vương tuổi còn nhỏ, Chu Công làm tể tướng. Có một ngày, Thành vương nô đùa với Thúc Ngu, cắt lá đồng làm ngọc khuê cho em, nói là: 'Lấy cái này phong cho đệ.' Chu Công nghe xong, bèn mời Thành vương chọn ngày phong lập Thúc Ngu, Thành vương nói đó chỉ là nói đùa, không phải là thật. Chu Công lấy việc 'Thiên tử vô hí ngôn', mời Thành vương phong cho Thúc Ngu nơi "Đường" này, chính là Tấn Dương ở đây.

Công chúa tiếp lời:

- Sau khi Thúc Ngu tới đất Đường, chăm lo việc nước, bách tính an cư, sau này con trai kế vị, sửa lại quốc hiệu thành "Tấn", đó là nguồn gốc của nước Tấn, Thúc Ngu được tôn làm Tấn công. Sau khi chết Thúc Ngu chết, người Tấn liền xây từ đường dưới chân núi Huyền Úng để tưởng niệm, gọi là 'Đường Thúc Ngu từ', tức là 'Tấn từ'.

Lan Đình lại nói tiếp:

- Người ta nói, tam Tấn chi linh(ba nơi linh thiêng của nước Tấn), đều ở Tấn Dương, mà nơi linh thiêng của Tấn Dương, đều ở Tấn Từ. Sông Tấn cũng bắt nguồn từ Tấn từ, bên trong có lâm viên, tượng, bi khắc, khiến người xem mãn nhãn, ngay cả Đường Thái Tông cũng từng viết ngự bi ngợi khen sự xinh đẹp của nó.

Sở Phong cười nói:

- Hai người kẻ xướng người họa, chẳng qua là muốn đến Tấn từ du ngoạn một chuyến, cứ nói thẳng ra, hà tất phải trích dẫn sách vở, cố ý khoe văn chương.

Phi Phượng nói:

- Tiểu tử thối, ngươi không muốn đi Tấn Từ sao? Ngươi quên chuyện Mộ Dung nhờ ngươi rồi à?

- Ôi chao!

Sở Phong vỗ đầu:

- Thiếu chút nữa quên mất, Mộ Dung nhờ ta đưa thư cho chủ nhân Tấn Từ.

Phi Phượng hậm hực:

- Ta thấy ngươi căn bản là quên rồi, có khi ngay cả thư cũng đánh mất rồi!

Sở Phong vội vã đưa tay sờ vào ngực, rồi thở phảo một hơi, cười nói:

- Chưa mất, chưa mất.

Đang muốn hỏi làm sao đi đến Tấn Từ thì chợt thấy ven đường có vài người đang khóc lóc đi tới, là hai vợ chồng lão nông, một là đứa bé mới chỉ vài tuổi, còn có một lão nhân đã hoa giáp. Sau lưng họ xách theo một số đồ đạc cũ nát, còn có hai cuộn tơ lụa rất đẹp, rất trái ngược với quần áo cũ nát trên người họ.

Sở Phong nghe thấy tiếng khóc bi thương của họ, nhìn không được liền xuống ngựa hỏi.

Thì ra họ là nông dân bản địa, một nhà bốn người, tổ tiên có để lại mấy mảnh ruộng để sinh sống, cuộc sống an phận. Mấy ngày trước đây, Triệu vương phủ có mời hai ả ca cơ, Triệu công tử vì muốn lấy lòng họ, nên đã khởi công xây dựng cho họ một tòa Tiên Y phường, lại nhìn trúng khu ruộng đó của họ, buộc họ phải dọn đi. Bọn họ cũng không dám phản kháng, chỉ hy vọng Triệu công tử có thể bồi thường được một ít bạc, hoặc thu xếp một chỗ ở khác cho bọn họ. Ai ngờ sáng sớm hôm nay, Triệu công tử phái người đưa cho bọn họ hai cuộn tơ lụa, rồi đuổi bọn họ đi ra, chiếm đoạt nhà của ruộng đồng của họ.

Nói đến đây, lão nông đã khóc không thành tiếng:

- Chúng tôi vốn dựa vào ruộng đồng để sống qua ngày, giờ bị mất rồi, sau này làm sao để sinh sống đây.

Bàn Phi Phượng nghiến răng, cả giận nói:

- Buồn cười thật! Để ta gặp tên Triệu công tử kia, ta sẽ cho cái đầu hắn một thương!

Lan Đình hỏi:

- Sao mọi người không báo quan?

Lão nông đáp:

- Mấy vị không biết đó thôi! Nơi này của chúng tôi có ba chỗ không đắc tội được! Một là Ngụy công tử của Ngụy hầu phủ, hai là Hàn công tử của Hàn hầu phủ, cuối cùng đó là Triệu công tử của Triệu vương phủ. Ba phủ này đều là của các đại quan đương triều, nhất là Triệu vương phủ, thế lực lớn nhất, mà lại là vương gia, huyện quan của Tấn Dương lại là môn sinh của Triệu vương gia, ngay cả chúng tôi cũng là do quan huyện sai nha dịch dùng gậy đánh đuổi đi.



Lan Đình hỏi:

- Mọi người hiện tại dự định đi đâu sinh sống?

Người nông phụ nói:

- Tôi nguyên là người vùng Kiềm Tây Quý Dương, hôm nay chỉ còn cách đi nương nhờ nhà mẹ, hi vọng được ở nương nhờ tạm thời.

Sở Phong nói:

- Quý Dương cách đây mấy ngàn dặm, làm sao mọi người đến đó được?

- Chỉ còn cách ăn xin dọc đường.

Sở Phong không nén nổi lòng chua xót, đưa tay sờ xoạng, mới phát hiện ra mình cũng không xu dính túi.

Lan Đình mở hòm thuốc, lấy ra một túi bạc đưa cho phụ nhân:

- Ngàn dặm buôn ba, đường xá lại gian khổ. Đây có chút ngân lượng, các người tạm thời nhận lấy đi.

Vợ chồng lão nông vừa mừng vừa sợ, cảm tạ sau đó liền tiếp tục lên đường, chợt có một con khoái mã đang chạy nhanh tới, ngồi trên ngựa là một tỳ nữ áo xanh, cả người trong bộ Thúy thanh hoa điệp y, đầu tết Song hoàn thùy hà kế, dáng rất xinh đẹp, trên tay xách theo một cái bao lớn.

Nàng ta giục ngựa tới trước vợ chồng lão nông, xuống ngựa rồi khom người nói:


- Tôi là tỳ nữ Lục Y của Tấn Từ Công, chủ nhân nhà tôi biết các người bị công tử của Triệu vương phủ áp bức, phải lang thang khắp nơi, đặc biệt sai tôi đưa một túi bạc cho các người làm tiền lộ phí. Chủ nhân nhà tôi nói, thân là chủ nhân của Tấn Từ, không thể giúp bách tính một phương được an cư, không còn mặt mũi nào thấy mặt các người nữa.

Nói xong liền đưa cái bao cho lão nông.

Vợ chồng lão nông cuống quít quay mặt về phía tây bắc quỳ lạy:

- Tấn Từ Công có tấm lòng nhân hậu, bách tính Tấn Dương chúng tôi chưa có ai là chưa từng nhận ân huệ của người? Nếu Tấn Từ Công là người đứng đầu Tấn Dương này, chúng tôi làm gì phải đến nỗi như thế này!

Nói rồi nước mắt chảy như mưa.

Lục Y đỡ bọn họ dậy:

- Chủ nhân nhà tôi nói, Quý Dương cách nơi này mấy ngàn dặm đường, các người dìu già dắt trẻ, trên đường phải cẩn thận.

Vợ chồng lão nông hết lòng cảm tạ, đem số bạc mà Lan Đình đưa cho trả lại cho Sở Phong:

- Công tử, ngân lượng này chúng tôi không dám nhận, xin công tử nhận lại.

Sở Phong vội nói:

- Đường xá xa xôi, các người cứ cầm lấy đi.

Một nhà bốn người lão nông liền luôn miệng cảm ơn rồi rời đi.

Lục Y nhìn Sở Phong một cái, xoay người lên ngựa định rời khỏi thì Sở Phong vội gọi lại:

- Lục cô nương!

Lục Y quay đầu lại, nhăn đôi mày thanh tú:

- Ngươi gọi ta hả?

- Ừh!

- Ta tên là Lục Y, không phải Lục cô nương!

Sở Phong vội nói:

- Lục Y cô nương, chúng tôi đang muốn đi Tấn Từ gặp Tấn Từ Công!

Lục Y ngạc nhiên:

- Ngươi quen biết chủ nhân nhà ta?

- Không phải! Là Mộ Dung công tử nhờ tôi giao một phong thư cho gia chủ nhà cô!


- Cô Tô Mộ Dung công tử!

- Đúng vậy!

- Xin mời đi theo ta!

Lục Y dẫn nhóm người Sở Phong đi theo hướng Tây Bắc, rất nhanh đã tới trước Tấn Từ dưới chân Huyền Úng sơn.

Chỉ thấy Tấn Từ nằm lưng chừng núi, đối mặt là sông Phần, lưng dựa núi, tràn đầy ý cảnh, chưa vào đến Tấn Từ đã cảm thấy được khí thế nguy nga tráng lệ. Khi đi vào, trước mắt rộng mở, lại thấy cổ mộc lòa xòa, lầu các u nhã, gió mát từng trận vuốt vào mặt, tiếng nước chảy róc rách, quả là một nơi thanh u linh tú.

Vào trong sảnh, Lục Y nói: - "Xin chờ một lát." rồi đi vào bên trong, tự động có nha hoàn dâng trà thơm lên chào hỏi.

Sở Phong nhìn khắp mọi nơi, căn phòng này được bố trí rất lịch sự tao nhã, trên vách tường có treo không ít cổ họa cổ tự, trên vách còn treo cả bút mặc chỉ nghiên, đầy phong vị cổ xưa, càng hiển lộ vẻ thanh nhã của chủ nhân.

Sở Phong uống một ngụm trà, bật thốt lên:

- Trà ngon!

Tiểu nha hoàn bên cạnh cười "hích hích":

- Đây là trà do tiểu thư nhà ta vừa mới pha, tất nhiên phải ngon rồi!

- Ồ? Tiểu thư nhà cô? Có phải là cháu gái của Tấn Từ Công không?

Không chờ tiểu nha hoàn trả lời, có tiếng bước chân nhẹ nhàng vang lên, từ sau bình phong đi ra một vị đại gia tiểu thư đoan trang xinh đẹp. Chỉ thấy vị tiểu thư này tuổi chừng 22-23, mắt như nước mùa thu, khuôn mặt như hoa đào, răng trắng môi hồng, phong thái trang nhã, đầu tết Đoan vân phù diêu kế, cài nghiêng hai cây ngọc trâm bằng châu ngọc, đầu ngọc châm có gắn hai viên ngọc trai, lúc bước đi hạt ngọc trai hơi đong đưa, mà không làm mất đi vẻ đoan trang thanh nhã, thướt tha.

Nàng vừa đi ra, liền khom người nói:

- Không biết mấy vị quang lâm tệ xá, thật là thất kính! Thất kính!

Thanh âm dịu dàng dễ nghe, âm vận chỉnh tề.

Sở Phong vội vàng chắp tay nói:

- Tại hạ được Mộ Dung nhờ vả, đưa một phong thư cho Tấn Từ Công. Xin hỏi tiểu thư có phải là tôn nữ của Tấn Từ Công không?

Vị tiểu thư kia vừa nghe vậy, liền che miệng cười, ngay cả Lục Y ở phía sau cũng cười rộ lên.

Sở Phong lẩm bẩm:

- Chẳng lẽ tiểu nữ của Tấn Từ Công à?

Vị tiểu thư kia càng cười đến lộng lẫy, hai viên ngọc trai trên ngọc châm liền rung lên "leng keng".

Sở Phong càng thêm khó hiểu, ngơ ngác nhìn nàng.


Vị tiểu thư ngừng cười:

- Công tử chê cười, ta chính là Tấn Từ Công!

- Hả?

Việc này không chỉ có Sở Phong bất ngờ, ngay cả Lan Đình, Phi Phượng, công chúa cũng cảm thấy ngoài ý muốn.

Sở Phong lấy tay vuốt vuốt cằm, ngạc nhiên nói:

- Tấn Từ Công không phải là một…một… có chòm râu dài sao?

- Lão nhân hả? - Vị tiểu thư lại cười.

Sở Phong hơi xấu hổ, vẫn chưa quá tin, liền đảo mắt nhỏ giọng hỏi Lục Y:

- Cô ấy là Tấn Từ Công thật hả?

Lục Y cười đến ngả nghiêng:

- Tiểu thư nhà ta vốn chính là Tấn Từ Công.


Tấn tiểu thư cố nhịn cười, đánh giá Sở Phong, ánh mắt rơi vào vết sẹo trên mặt hắn:

- Các hạ chẳng lẽ là... Sở Phong?

- Chính là tại hạ, thất lễ! Thất lễ!

Tấn tiểu thư cười nói:

- Không ngờ người mấy ngày gần đây danh chấn giang hồ, làm toàn bộ võ lâm xôn xao, thì ra lại là một…

Nói xong che miệng cười khúc khích.

Sở Phong nhất thời bị nàng cười cho mà không biết nguyên do tại sao.

Tấn tiểu thư xoay người lại nói:

- Mấy vị này chắc hẳn chính là Thiên Sơn Phi Tướng Quân, Thượng Quan Y Tử và hòa thân công chúa rồi?

Sở Phong thầm nghĩ: mình "bắt cóc" công chúa đã là việc ai ai đều biết rồi.

Hắn lấy phong thư của họ Mộ Dung ra, đưa cho Tấn tiểu thư:

- Mộ Dung huynh nhờ tôi giao phong thư này cho Từ Công tiểu thư.

Tấn tiểu thư vừa nghe thấy hắn gọi "Từ Công tiểu thư", xuýt nữa lại bật cười, đưa tay nhận lấy phong thư, tay đó thật như ngọc điêu khắc thành, trong suốt như tuyết.

Nàng mở ra nhìn thoáng qua rồi gấp lại:

- Thì ra là Mộ Dung công tử không tiện đến đây, xem ra ta phải đích thân đi Cô Tô một chuyến gặp hắn rồi.

Sở Phong vội nói:

- Mộ Dung nhờ ta chuyển lời tới Từ Công tiểu thư, huynh ấy nhất định sẽ tự mình đăng môn bái phỏng!

- A? Ta còn tưởng rằng Mộ Dung công tử coi thường Tấn Từ ta chứ!

- Sao lại thế được!

Sở Phong vội vàng giải thích hộ Mộ Dung:

- Mộ Dung huynh, huynh ấy... Bạn đang đọc truyện được lấy tại TruyệnFULL.vn chấm cơm.

Sở Phong nhất thời không biết nói gì cho thích hợp, bèn nói:

- Huynh ấy rất ngưỡng mộ Từ Công tiểu thư!

Tấn tiểu thư vừa nghe, cười xém chút nữa gập cả lưng, ngay cả Lan Đình cũng cười khì thành tiếng, Sở Phong thật sự có chút bối rối.

Tấn tiểu thư nhịn cười nói:

- Tấn Từ ta đã lâu không có tiếp những quý khách đại danh đỉnh đỉnh như vậy rồi, chi bằng bốn vị đi du ngoạn qua rồi hãy đi?

Bị nói trúng tim đen, Sở Phong vội nói:

- Điều này thật sự cầu còn không được, phiền Từ Công tiểu thư rồi.

Tần tiểu thư lại che miệng cười không ngừng. Sở Phong thầm nghĩ: Chẳng lẽ cô ấy không thích mình gọi là Từ Công tiểu thư.

Vì vậy liền sửa lại thành:

- Từ Công cô nương…

Tấn tiểu thư cười suýt nữa cong cả lưng.

Thì ra, Tấn Từ Công cũng không phải là tên của Tấn tiểu thư, đó là tên hiệu của chủ nhân Tấn Từ. Phàm là người kế thừa chủ nhân Tấn Từ đều được xưng là Tấn Từ Công. Hiện tại nàng nghe Sở Phong gọi mình lúc là Từ Công tiểu thư, lúc là Từ Công cô nương, làm sao lại không cảm thấy buồn cười được.

Sở Phong bị Tấn tiểu thư cười cho như người trong mộng, hết nhìn Lan Đình rồi lại nhìn công chúa, vẻ mặt mơ màng.


Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 539: Chủ nhân Tấn Từ