Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 537


Bên ngoài đại mạc, hai cánh cửa to lớn của Chú Kiếm môn khép chặt, trước cửa bỗng xuất hiện một thân hình trông như quỷ ảnh, tay cầm một cây quạt màu xanh biếc, đó chính là quỷ Sư gia. Vật trong tay y đang cầm tất nhiên là Lục Ngọc phiến.

Y ngẩng đầu lên nhìn Chú Hồn chung hết sức hùng vĩ đang treo trên đỉnh đại môn, cổ tay xoay lên trên, Lục Ngọc phiến xoay tròn bay thẳng lên, va vào Chú Hồn chung.

"Coong --"

Tiếng chuông chỉ vang lên một tiếng, tiếng chuông trầm hậu xuyên thấu mỗi một góc của Chú Kiếm môn.

"Ù ù ù ù..."

Hai cảnh cửa vừa nặng vừa dày của đại môn chậm rãi mở ra, Quỷ sư gia đi vào, đại môn liền lập tức khép lại.

Quỷ sư gia đi tới phòng khách, một hán tử đang chờ ở đó.

- Tiếng chuông vừa rồi có phải là do tiên sinh gõ?

Quỷ sư gia khẽ gật đầu một cái.

- Tiên sinh muốn đúc vật gì?

Quỷ sư gia không trả lời, lại lấy ra một quyển đồ phổ đưa cho hán tử kia. Hán tử tiếp lấy đồ phổ vừa mới nhìn qua, thần sắc liền đột biến, đoạn xoay người đi ngay.

Rất nhanh, môn chủ Công Thâu Vô Xa trong bộ Hoàng kim kì lân giáp, tay cầm cuốn Lục Ngọc đồ phổ đi ra.

- Quỷ sư gia? - Công Thâu Vô Xa hơi kinh ngạc.

- Công Thâu tiên sinh, hạnh ngộ!

- Quỷ sư gia muốn…

Quỷ sư gia đưa Lục Ngọc phiến trong tay cho Công Thâu Vô Xa:

- Làm phiền Công Thâu tiên sinh.

Công Thâu Vô Xa nhìn Lục Ngọc phiến và đồ phổ trong tay, hai mắt lóe ra quang mang, căn bản không thể nào che dấu được. Hắn đương nhiên hiểu mục đích hành động này của Quỷ sư gia, bèn nói:

- Mời Quỷ sư gia 15 ngày nữa đến lấy quạt.

Quỷ sư gia mỉm cười:



- Tiên sinh không cần phí tâm phục chế lại đồ phổ, bảy ngày sau ta sẽ tới lấy lại cây quạt, tiên sinh có thể giữ lại đồ phổ, coi như tiền thù lao đúc kiếm.

***

Lại nói về đám người Sở Phong xuống Thanh Thành sơn, Phi Phượng kéo Lan Đình lên Hỏa Vân câu, Sở Phong tất nhiên là giúp công chúa lên Túc Sương, cùng nhau xuất Thục đi tới Trường An, vốn dự định là đến thăm Phượng tỷ một chút, nhưng thì ra Phượng tỷ đã trở về Đại Đồng, vì vậy ngày đi đêm nghỉ chạy đến Đại Đồng, bởi vì Sóc Châu cách Đại Đồng cũng không xa.

Đến một ngày, bốn người tới phụ cận Giải Châu, chợt thấy một đội thôn dân đang khua chiêng gõ trống đi qua, khiêng rất nhiều đồ dùng tế lễ bằng giấy, cảnh tượng rất náo nhiệt.

Sở Phong hiếu kì liền hỏi xem, thì ra bọn họ vốn là thôn dân của Giải Châu, do mấy tháng nay không có mưa, ruộng đồng khô cạn, không thể nào trồng trọt, vì vậy liền đến miếu Quan Đế cầu mưa.

Lan Đình nói:


- Giải Châu là cố hương của Quan Công, miếu Quan Đế ở đây nhất định sẽ rất hiển linh!

Sở Phong vội nói:

- Chúng ta cũng đi xem sao?

Thế là bốn người hai ngựa đi theo thôn dân thẳng tới trước miếu Quan Đế. Bốn người xuống ngựa, nhưng không thể đi vào, chỉ có thể đứng ở bên ngoài nhìn.

Chỉ thấy những thôn dân đã dọn xong hương án ở trước miếu, đốt nhang nến, sắp xếp đồ cúng, lại có mấy thầy cúng bà đồng đứng trước hương án đang "lu bu lu bô" niệm kinh cầu nguyện, đơn giản chỉ là khẩn cầu Quan Công hiển linh, giáng mưa xuống các loại.

Niệm xong, những thôn dân lại quỳ xuống đất vái ba cái, chuẩn bị một lúc, rồi đem các tế phẩm bằng giấy đi đốt, cuối cùng cũng kết thúc, thôn dân lòng ôm đầy hi vọng rời khỏi.

Đám người Sở Phong rốt cuộc cũng có thể vào tham quan, Sở Phong vừa đi vừa cười nói:

- Bọn họ cầu mưa sao không đi tới miếu Long Vương, tới miếu Quan đế làm gì?

Công chúa nói:

- Quan Công được tôn làm Võ Thánh, là Quan Thánh đại đế, nơi này lại là cố hương của Quan Công, bọn họ tất nhiên là hy vọng Quan Công sẽ hiển linh phù hộ rồi!

Bốn người từ Trung võ môn đi vào tiền đình, thấy cổ bách cao vút, dây mây giăng đầy cây. Đi qua tiền đình, rồi ngang qua vườn đào kết nghĩa sum xuê, chính là Đoan môn mà "quan văn hạ kiệu, quan võ xuống ngựa", phía trước Đoan môn là một bức vách lưu li lớn có hình rồng uốn khúc, đông tây Chung Cổ lâu sừng sững cao vút, phía tây Cổ lâu sừng sững một ngôi miếu bằng gỗ hùng vĩ, phía trên đó viết bốn chữ to -- "Uy chấn Hoa Hạ".

Đi tới nữa là Ngọ môn, phía nam có bức họa Chu Thương, Liêu Hóa, hiên ngang uy vũ, mà hai bên phía bắc diện là tranh hoa văn màu Quan Công suốt đời trên lưng ngựa.

Đầu tiên là tại Trác Quận đào viên kết nghĩa -- Hổ Lao quan tam anh chiến Lữ Bố -- Tứ Thủy quan hâm rượu chém Hoa Hùng -- dốc Bạch Mã chém Nhan Lương, Chu Văn Sửu -- tại Tào doanh treo ấn phong kim(1), nghìn dặm một mình cưỡi ngựa, vượt ngũ quan, trảm lục tướng -- Hoa Dung Đạo vì nghĩa tha Tào Tháo -- đình Lâm Giang đơn đao phó hội -- chơi cờ nói chuyện vừa cạo xương giải độc -- Phàn Thành nước dìm bảy đạo quân, trảm Bàng Đức bắt Vu Cấm -- thất thủ Kinh Châu bỏ chạy tới Mạch thành -- Ngọc Tuyền sơn hiển linh.


(1)Treo ấn là từ quan, phong kim là đem vàng bạc niêm phong bỏ vào kho, biểu thị không nhận.

Sở Phong nhìn từng bức họa hoành tráng đó, cảm khái than thở không ngớt.

Lan Đình nói:

- Ta xem sách sử, Hoa Hùng là do Tôn Kiên giết, Văn Sửu là do Tào Tháo giết, Hổ Lao quan không có chuyện tam anh chiến Lữ Bố, Hoa Dung Đạo cũng chưa từng vì nghĩa tha Tào Tháo, thật ra đa số đều là do hậu nhân hư cấu ra.

Sở Phong cười nói:

- Hậu nhân kính ngưỡng Quan Công, cũng bởi bản chất trung nghĩa của ông, cho nên tô vẽ thêm sự tích để tăng thêm vẻ anh hùng khí khái. Nếu như thật muốn tìm cho ra ngọn nguồn thì đã đánh mất gốc rễ rồi. Đồn đại rằng sau khi Quan Công chết, ngựa Xích Thố cũng không ăn mấy ngày mà chết. Xích Thố thật ra là của Lữ Bố, Lữ Bố bỏ mình, Xích Thố không buồn, chỉ có sau khi Quan Công chết liền tự tuyệt theo, cũng là do hổ thẹn vì Lữ Bố tráo trở mà kính trọng Quan Công trung nghĩa.

Phi Phượng nói:

- Không sai! Thần câu khi đã nhận chủ, tất sẽ lấy cái chết để đi theo.

Qua Ngọ môn là chủ điện của miếu Quan Đế -- điện Sùng Ninh.

Chỉ thấy bên trong miếu thờ bằng gỗ ở giữa đại điện có một pho tượng ngồi Quan Công cao lớn, râu dài quá bụng, đẹp phất phơ, phong thái trang nghiêm, uy mãnh thần võ, bên tay phải là Thanh Long Yến Nguyệt Đao dựng thẳng đứng, tay trái khẽ vuốt râu, đầy thần uy. Phía ngoài đền thờ khắc Vân long kim trụ(rồng quấn cột), từ dưới quấn lên đến đỉnh, hai tay giao nhau, mắt trợn trừng dữ tợn, càng tôn thêm thần uy của Quan Công.

Bàn Phi Phượng thấy Sở Phong đang dán mắt vào cây Thanh Long Yển Nguyệt Đao trong tay Quan Công, bèn nói:

- Tiểu tử thối, ngươi lại có mưu mô gì đấy?

Sở Phong nói:


- Phi Phượng, muội có muốn xem "trước mặt Quan Công múa đại đao" có hình dạng gì không?

Nói rồi đưa tay định cầm đại đao của Quan Công.

Lan Đình vội nói:

- Sở công tử.

Sở Phong ngẩn ra, quay đầu lại nhìn nàng.

Lan Đình nói:


- Đây là miếu Quan Đế, ngươi lấy Thanh Long Yển Nguyệt Đao, là đại bất kính với Quan Công!

Sở Phong vừa nghe vậy, vội chắp hai tay thành chữ thập bái Quan Công:

- Tiểu đệ vừa rồi mạo phạm, mong Quan nhị ca đừng trách móc. Truyện Sắc Hiệp -

Phi Phượng lại nói:

- Chẳng qua chỉ cầm múa thôi, cũng không phải lấy của ông ấy, có gì mà đại bất kính. Ngươi không múa thì để ta!

Nói xong đưa tay lấy Thanh Long Yển Nguyệt Đao.

Sở Phong vội vã kéo nàng lại:

- Y Tử cô nương nói đúng, như vậy là bất kính với vong linh của Quan Công. Muội thử ngẫm lại xem, nếu có người muốn lấy Bàn Phượng thương của muội thì muội có vui không?

Bàn Phi Phượng trừng mắt:

- Ai dám chạm vào Bàn Phượng thương của ta, ta sẽ đâm hắn thành tổ ong vò vẽ!

Bốn người ra khỏi điện Sùng Ninh, đi tới hậu viện, phía trước mặt là miếu thờ "Khí Túc Thiên Thu", phía sau là Xuân Thu lâu thấp thoáng giữa hàng cổ thụ sừng sững cao vút tầng mây, bên trong có tượng Quan Công ban đêm đang nghiêng người đọc [Xuân Thu], hai bên là một câu đối:

Xích diện bỉnh xích tâm, thừa xích thố truy phong, trì sính thì vô vong xích đế;

Thanh đăng quan thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi xử bất quý thanh thiên.

(Mặt đỏ lòng son, cưỡi Xích thố như gió, khi rong ruổi không quên vua Đỏ(Lưu Bị).

Đèn xanh xem sử xanh, nương thanh long yển nguyệt, chốn ẩn vi chẳng thẹn với trời xanh.)

Phía đông của Xuân Thu lâu là Ấn lâu, bên trong có đặt ngọc ấn "Hán thọ đình hầu", phía tây là Đao lâu, bên trong xếp Thanh Long Yển Nguyệt Đao lớn nhỏ đủ kiểu.

Hậu viện trồng trúc xanh, chỉ thấy lá nhỏ như mũi tên, mềm mại tinh xảo, cành là sum xuê, bóng trúc đu đưa.

- Rừng trúc này đẹp thật!

Công chúa cất tiếng rồi đi trước vào rừng trúc xanh.


Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 537