Truyện tranh >> Cổ Đạo Kinh Phong >>Chương 291: Ngự Phong thuật

Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 291: Ngự Phong thuật


Trùng Phong cốc rất dễ tìm. Bởi vì như tên gọi của nó nên cây cối trong cốc có rất nhiều tổ ong, hơn nữa tổ nào cũng phủ chi chít sắc vàng của ong. Sở Phong không nhịn được rùng mình một cái, hắn nhớ tới những tổ ong trên cầu ngày đó gặp ở Vân Mộng Trạch, trong lòng vẫn còn sợ hãi.

Sau khi vào cốc, hai người rất dễ dàng tìm được chỗ của hai huynh đệ Đường Môn. Đường Ngạo, Đường Chuyết đang ngồi dưới đất, môi tím xanh như bị trúng độc. Bên cạnh có bốn tên hồng y lạt ma thân hình cao lớn phân ra ngồi xếp bằng ở bốn phía vây xung quanh hai người. Đó chính là Tứ đại pháp tướng. Hai mắt họ đang khép hờ, không nhúc nhích. Không biết họ đang đả tọa hay ngủ gật nữa.

Sở phong vội vàng ra hiệu cho Mộ Dung. Hai người vừa ra ngoài, Sở Phong liền nói:

- Là Tạng Mật Tứ đại pháp tướng, võ công rất cao!

Rồi hắn liền kể sơ qua việc ở Tịnh Từ tự.

Mộ Dung nói:

- Nói như vậy thì với thực lực của hai người chúng ta không thể cứu được đại thiếu gia và tam thiếu gia Đường gia rồi. Nga Mi cách nơi này không xa, nếu Diệu Tâm đã về đó báo tin, thì cứu viện sẽ tới rất nhanh thôi. Chúng ta cứ yên lặng theo dõi coi có biến gì không!

Sở Phong gật đầu. Hai người thận trọng lẻn lại gần và kề vai nằm xuống, nín thở quan sát.

Bỗng Sở phong ngửi được mùi hương nhàn nhạt như có như không từ người Mộ Dung tỏa ra. Hắn nhịn không được lền ghé sát mũi vào ngửi mấy cái. Mộ Dung liền trừng mắt lườm hắn tỏ ý trách cứ. Sở Phong bĩu môi quay đi chỗ khác, nhưng hắn không nhịn được vẫn nhẹ nhàng hít vào ngửi.

Qua nửa canh giờ, Tứ đại pháp tướng vẫn như lão tăng nhập định không nhúc nhích, ngay cả lông mi cũng không động đậy. Bỗng Sở phong cầm lấy tay Mộ Dung rồi dùng ngón tay viết lên lòng bàn tay câu: "Làm sao bây giờ?" .

Mộ Dung cũng viết lên lòng bàn tay Sở Phong: "Đợi thêm chút nữa!"

Sở Phong thấy tay Mộ Dung mềm mại không xương, ấm áp như ngọc nên nhất thời không muốn buông ra. Bạn đang đọc truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Lại qua nửa canh giờ nữa, Tứ đại pháp tướng vẫn một mực không nhúc nhích, còn Đường Ngạo, Đường Chuyết thì không những môi đã tím xanh mà sắc mặt cũng bắt đầu xanh đi, hình như rất khó chịu, nhưng người của Nga Mi thì vẫn chưa thấy đâu hết.

Sở phong lại viết: "Có biện pháp gì không?"

Mộ Dung ngẩng đầu nhìn thấy trên cây xung quanh đều chi chít toàn tổ ong, y bèn với tay hái một chiếc lá dài nhỏ rồi đưa lên miệng thổi vài hơi .

Từ chiếc lá cây kia phát ra âm thanh the thé như tiếng muỗi, như có như không. Ngay cả Sở Phong nằm bên cạnh Mộ Dung mà cũng không nghe rõ, nhưng bọn ong trên cây thì bỗng "Bồng" một tiếng đồng loạt bay ra, bọn chúng lao về phía Tứ đại phái tướng đang ngồi trên mặt đất rồi đốt loạn lên đầu họ.

Sở Phong kinh ngạc nhìn Mộ Dung. Chàng không ngờ hắn còn biết Ngự Phong thuật.

Trên đầu Tứ đại pháp tướng càng lúc càng nhiều ong. Ong bu đầy khiến Sở Phong không nhìn được dung mạo thật của chúng nữa. Nhưng bốn tên vẫn ngồi im bất động, thậm chí cả hơi thở cũng không thay đổi chút nào.

Sở phong và Mộ Dung không khỏi âm thầm bội phục tu vị cao thâm của bốn tên lạt ma này.

Đột nhiên Sở phong nói nhỏ bên tai Mộ Dung:

- Đại ca thổi mạnh thêm một chút, xua toàn bộ lũ ong trên cây qua đó cả đi!

Từng luồng nhiệt khí từ miệng Sở Phong phả vào vành tai mẫn cảm của Mộ Dung khiến tâm thần Mộ Dung thoáng động, thanh âm chợt tăng lên mấy phần. Quả nhiên lũ ong trên cây lập tức ùn ùn như phô thiên cái địa ập tới Tứ đại pháp tướng, song vẫn còn một số ít con bay tới chỗ Mộ Dung và Sở Phong rồi duỗi chiếc đuôi nhọn chích thẳng vào hai người.



Dưới tình thế cấp bách hai người chỉ còn cách phi thân tránh né. Sở Phong vừa vung tay đuổi vừa kêu:

- Mộ Dung đại ca, sao đám ong kia lại đốt vào người mình vậy?

Mộ Dung đang vung áo choàng đuổi đi bọn ong đang kéo tới, bực mình quát:

- Đây là lần đầu tiên người ta sử dụng thủ pháp này mà ngươi lại còn đi quấy rầy!

- Ta quấy rầy đại ca lúc nào?

Vì Mộ Dung ngưng thổi nên bọn ong đang bu trên đầu Tứ đại pháp tướng lại đồng loạt "Bồng" một tiếng rồi thoáng cái bay trở về trong tổ, sau đó chợt nghe Tứ đại pháp tướng mở miệng nói:

- Hai vị ẩn núp đã lâu, cuối cùng cũng hiện thân rồi hả?

Sở phong thầm nghĩ: "Thì ra bọn này đã sớm biết mình trốn ở đây. Nếu sớm biết như thế thì cũng không phải ẩn núp khổ cực như vậy làm gì!"


Sở Phong thấy khuôn mặt Tứ đại pháp tướng bị đốt đến sưng vù, hiển nhiên vừa rồi bốn tên không vận công chống lại lũ ong, hắn không kìm được, cười nói:

- Bốn vị đại sư pháp lực cao cường. Bội phục, bội phục! Nghe đồn Phật tổ từng cắt thịt nuôi chim ưng, xá thân nuôi hổ. Bốn vị đại sư hôm nay thí khuôn mặt để nuôi ong. Đúng là được Phật tổ chân truyền!

- Vô lượng thọ phật! Phật tổ phật pháp vô biên, chúng tôi làm sao với tới được!

- Không phải! Không phải! Phật dạy chúng sanh bình đẳng, tất cả đều tùy duyên. Nếu có duyên, nhất niệm cũng có thể thành Phật!

- Lời ấy của thí chủ sai rồi, không có tam mật gia trì thì làm sao có thể tức thân thành Phật được!

Thì ra giữa các tông trong Phật Môn, việc giải thích để làm sao để thành Phật cũng có các cách nhìn khác nhau. Kiểu như, bất kể là Đại thừa hay Tiểu thừa phật pháp thì đều cho rằng để tu luyện thành Phật thì yêu cầu phải trải qua vô số kiếp nạn, thậm chí vô số sinh tử luân hồi thì mới khiến cho người ta thấy được những sai lầm mà ngừng bước. Còn Thiền tông lại đưa ra thuyết "Minh tâm kiến tính, đốn ngộ thành Phật", tức là thông qua tọa thiền để khai ngộ, sau đó mới nhất niệm thành Phật; mà Mật tông thì lại yêu cầu người tu luyện tu tập "Tam mật gia trì" để đạt được "Tức thân thành Phật". Tam mật chính là thân mật, khẩu mật, ý mật!

Tứ đại pháp tướng chính là Tạng mật, thuộc về Mật tông. Tất nhiên họ sẽ không đồng ý của Thiền tông về cái gọi là tỉnh ngộ thành Phật.

Sở Phong cười nói:

- Lời ấy của đại sư cũng sai rồi, phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn đều có thể tu hành thành Phật, sao đại sư lại kết luận rằng không thể 'tỉnh ngộ thành Phật' được? Chẳng lẻ đại sư đã thông hiểu tám vạn bốn ngàn pháp môn phật pháp sao?

- Nếu thí chủ đã thông hiểu phật lý như vậy, vì sao còn phải xua ong đốt người để hại tính mệnh của nó!

Sở Phong thấy trên mặt đất la liệt xác ong thì nhất thời im lặng.

Thì ra cây châm ở phần bụng con ong có một phần gốc dính liền với nội tạng, còn mũi nhọn thì ở phía ngoài. Khi đốt người, cây châm đó sẽ phóng ra khiến cho nội tạng cũng bị xé rách, con ong cũng vì thế mà tử vong ngay sau đó. Cho nên, bình thường ong không liều mạng đốt người bao giờ hết.

Mộ Dung nói:

- Phật dạy: cứu một mạng người, bằng xây bẩy cấp phù đồ. Chúng tôi ngự phong cũng vì cứu người!

- Thí chủ vừa rồi có nói: chúng sanh bình đẳng. Thí chủ vì cứu một mạng mà hại vô số sinh linh, vậy thì cùng chúng sinh có ích gì?


Sở Phong biết nếu nói chuyện về phật pháp với họ thì dù thế nào cũng không hơn được nên hắn nói thẳng vào vấn đề:

- Hai vị công tử Đường Môn không có thù oán gì với các ngươi, tại sao các ngươi lại hại họ?

Pháp Tướng nói:

- Công tử đừng hiểu lầm! Người Phật môn làm gì có thù hận? Chúng tôi tuyệt không có ý gia hại hai vị Đường môn công tử, chúng tôi chỉ muốn tìm về pháp khí thôi!

- Pháp khí gì cơ?

- Tam Tinh Quyền Trượng!

- Tam Tinh Quyền Trượng?

Sở phong nhìn qua Mộ Dung, thấy vẻ mặt Mộ Dung cũng mờ mịt. Hắn lại nhìn sang Đường Ngạo, Đường Chuyết thì cũng thấy họ ngạc nhiên vô cùng. Hiển nhiên chưa ai từng nghe qua Tam Tinh Quyền Trượng.

Sở phong hỏi:

- Các ông muốn tìm quyền trượng thì có quan hệ gì với Đường môn?

- Tam Tinh Quyền Trượng đang ở tại Đường môn!

Sở phong và Mộ Dung lại sửng sốt nhìn nhau. Đường Ngạo đang ngồi dưới đất miễn cưỡng mở miệng nói:

- Ngươi nói bậy! Chúng ta chưa từng nghe qua Đường môn có cái gì là Tam Tinh Quyền Trượng hết! Các ngươi muốn giết thì cứ giết, cần gì phải kiếm cớ!

Xem ra mặc dù Đường Ngạo tính tình kiêu ngạo nhưng vẫn có thể xem là một hán tử rắn rỏi kiên cường.

Mộ Dung nói:

- Bốn vị đại sư có hiểu lầm chỗ nào không? Trong chúng ta chưa ai từng nghe thấy Tam Tinh Quyền Trượng cả?


Pháp tướng nói:

- Chúng ta nói Tam Tinh Quyền Trượng ở Đường môn, thì tự nhiên là nó ở Đường môn!

Sở phong hỏi:

- Vậy các ông muốn thế nào?

Pháp tướng nói:

- Người xuất gia luôn có lòng từ bi. Chúng tôi cũng không muốn làm khó nhị vị Đường công tử. Nếu như hai vị thí chủ đến Đường môn đem quyền trượng tới đây thì tự nhiên chúng ta sẽ thả người ra thôi!

- Nếu chúng tôi không đáp ứng thì sao?

- Thế thì chúng tôi chỉ còn cách đem nhị vị Đường công tử về cung Bố Đạt La thôi. Chỉ sợ chưa đến được Mật Tạng thì hai vị công tử đã chết vì độc dược phát tác rồi!


- Đệ tử Phật môn các ông mà cũng hạ độc sao hả?

- Nhị vị Đường công tử chẳng qua là gieo gió gặt bão thôi, không thể oán trách người khác được!

- Các ông không sợ chúng tôi mang người của Đường Môn tới đây sao?

Bốn vị Pháp tướng khẽ mỉm cười, nói:

- Nếu là Đường môn thì chúng tôi vẫn có thể tự ứng phó được. Nếu thí chủ không muốn hai vị Đường công tử bị độc bộc phát thì tốt nhất là nhanh chóng mang quyền trượng tới đi!

- Được! Một lời đã định!

Sở Phong nháy mắt ra dấu với Mộ Dung. Khi hai người đã đi xa, Mộ Dung liền hỏi: -

Sở huynh, sao ngươi lại đáp ứng bọn họ vậy?

Sở phong nói:

- Đây là kế viện binh thôi, ổn định được họ rồi hẵng tính. Lỡ như bốn tên lạt ma kia đem hai vị Đường huynh về Mật Tạng thật thì sẽ rất phiền toái đó.

Mộ Dung nói:

- Theo lý Diệu Tâm trở về Nga Mi báo tin rồi từ lâu rồi, nhưng sao lại không thấy đệ tử Nga Mi nào tới đây? Chẳng lẽ trên đường có chuyện gì?

Sở phong nói:

- Như vậy đi, chúng ta chia nhau làm việc. Mộ Dung đại ca khinh công tốt nên hãy nhanh chóng đến Đường Môn báo tin, còn ta sẽ lập tức tới Nga Mi, mời Vô Trần xuất thủ!

Mộ Dung nói:

- Chủ ý không tệ, nhưng Vô Trần đã mấy lần muốn giết Sở huynh...

- Đại ca không cần phải lo. Đối đầu với kẻ địch mạnh như vậy, ta nghĩ Vô Trần cũng sẽ không so đo ân oán cá nhân đâu. Việc này không nên chậm trễ, chúng ta lập tức hành động thôi!

Mộ Dung nói:

- Vậy ngươi nhất định phải cẩn thận!

- Ta sẽ cẩn thận!

Thế là hai người phân đường vội vàng lao đi!

Vậy là Diệu Tâm đã trở về Nga Mi báo tin, vì sao lâu như vậy mà không thấy người của Nga Mi tới tương trợ? Mộ Dung đoán không sai, quả thực Diệu Tâm đã xảy ra biến cố….


Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 291: Ngự Phong thuật