Truyện tranh >> Cổ Đạo Kinh Phong >>Chương 260: Nguyên nhân ôn dịch

Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 260: Nguyên nhân ôn dịch


Mấy ngày nay, Lan Đình thấy Sở Phong hay cầm một cành cây vẽ vẽ cái gì đó trên mặt đất bèn đi qua xem. Sở Phong nghe thấy phía sau có tiếng bước chân liền vội vàng xóa mấy nét vẽ trên mặt đất đi.

Lan Đình cười nói:

- Thấy công tử lúc nào cũng vẽ cái gì đó trên mặt đất, nhưng lại không để cho người khác thấy. Rốt cuộc là công tử vẽ cái gì vậy?

Sở Phong cười thần bí, nói:

- Rất nhanh cô nương sẽ biết thôi. Đọc Truyện Online Tại

Lan Đình chỉ cười, Sở Phong lại nói:

- Đúng rồi, cô nương, bệnh tình của thôn dân đã bắt đầu có chuyển biến tốt đẹp. Nhưng hình như nó đang tái phát lại, cuối cùng vẫn không thể khỏi hẳn được là sao?

Lan Đình nói:

- Ta cũng cảm thấy rất kỳ quái. Theo như ta dự tính thì thuốc này có thể loại trừ tận gốc triệu chứng của dịch mới phải.

Sở Phong nói:

- Có thể là mới vừa trừ đi thì nó lập tức lây nhiễm lại không?

Lan Đình nói:

- Ta cũng đang tìm nguyên nhân.

Sở Phong liếc mắt nhìn qua mấy thi thể trùm vải trắng ở cách đó hơn mười trượng nói:

- Liệu có phải là do mấy thi thể kia phát tán ra ôn dịch? Cho nên…

Lan Đình nói:

- Ta cũng đã nghĩ qua điểm này.

- Vậy sao không đốt mấy thi thể đó đi?

- Thôn dân không đáp ứng. Bọn họ cũng hy vọng thân nhân của mình được yên ổn mà xuống mồ!

Sở Phong cau mày nói:

- Cho dù không đốt nhưng bày ra như vậy thì chúng cũng sẽ rửa nát và bốc mùi đó!

Lan Đình nói:

- Triệu chứng của ôn dịch này cũng có chút cổ quái. Những thi thể này đã đặt ở đó nhiều ngày rồi mà lại không có dấu hiệu hư thối chút nào.

Sở Phong chợt nhớ tới hắn đã gặp một đầm nước ở sơn cốc phía đông Thái Sơn, liền nói:

- Trước khi vào thôn, ta có thấy một đầm nước ở một sơn cốc phía đông, mặt nước ở đó có nhiều cá chết nổi lềnh bềnh. Hình như chúng đã chết nhiều ngày rồi nhưng cũng không thấy mùi hôi. Không biết chúng có quan hệ với ôn dịch này không?



Lan Đình vừa nghe xong liền nói:

- Công tử mau dẫn ta đi tới đó xem một chút!

Rất nhanh, hai người đã đi tới đầm nước ở sơn cốc phía đông Thái Sơn. Nơi đó có một dòng suối bắt nguồn từ trên núi, chảy quanh co rồi đổ vào đầm nước. Trên mặt nước vẫn còn nổi rất nhiều cá chết, còn nhiều hơn so với lúc trước Sở Phong đã nhìn thấy.

- Thế nào? Có phải chúng chết là do bị lây nhiễm ôn dịch không?

Sở Phong hỏi.

Lan Đình không trả lời, chỉ nói:

- Làm phiền công tử vớt vài con cá lên đây đi.

Sở Phong ngạc nhiên hỏi:

- Cô không định bắt mạch cho bọn chúng đó chứ? Chúng nó hình như đã tắt thở rồi mà?


Lan Đình hầu như mang theo ánh mắt tức giận nhìn Sở Phong một cái. Sở Phong nhún nhún vai, rồi nhanh chóng vớt mấy con cá lên. Lan Đình quan sát tỉ mỉ một hồi rồi lấy ra ngân châm đâm vài cái lên thân cá, lại nhìn kỹ ngân châm, sau đó nàng gật đầu nói

- Đúng là chết do nhiễm ôn dịch! Công tử dẫn ta đi dọc theo dòng suối này đi.

Sở Phong nói:

- Cô muốn tìm thượng nguồn của dòng suối này hả?

Lan Đình gật đầu, thế là Sở Phong kéo nàng chậm rãi men theo dòng suối quanh co đi lên. Bởi vì muốn đi dọc theo dòng suối nên hai người tốn khá nhiều thời gian. Sở Phong còn phải ôm Lan Đình phi thân nhảy qua mấy vách núi nham thạch.

Tới gần đỉnh núi, hai người rốt cuộc cũng tìm thấy thượng nguồn của dòng suối. Thì ra ở đây có một hồ nước nhỏ, có một dòng nước phun ra từ vách núi, chảy xuống cái hồ này, bắn lên từng mảnh bọt nước.

Hai người dò xét cạnh dòng suối một hồi lâu. Nước suối rất trong xanh không hề có cá chết, cũng không có bất luận dấu hiệu khác thường nào cả.

Sở phong nói:

- Cô nương đưa ngân châm cho ta.

Lan Đình lấy ra ngân châm ra. Sở Phong tiếp nhận rồi đâm mấy cái vào mặt nước, sau đó trả lại cho Lan Đình, nói:

- Cô nương nhìn xem.

Lan Đình kỳ quái hỏi:

- Nhìn cái gì?

Sở Phong ngạc nhiên nói:

- Nhìn xem có ôn dịch hay không chứ gì? Lúc trước chẳng phải cô cũng làm như vậy sao?


Lan Đình suýt nữa thì bật cười. Nàng thu hồi ngân châm rồi cúi người xuống dùng ngón tay thăm dò nước suối. Nước suối lạnh như băng. Khi nàng thu tay lại thì thấy trên ngón tay có dính một chút phấn vụn trắng như tuyết. Sở Phong thấy vậy liền hỏi :

- Đó là cái gì vậy?

Lan Đình không đáp. Nàng ngưng mắt nhìn mặt nước suối, bỗng Sở Phong thấy có mấy con cá thân rất dài đang bơi lội trong nước, mới nói:

- Trong nước có cá bơi, nước suối này chắc không hẳn không có vấn đề gì đâu?

Lan Đình lắc đầu, lại kiểm tra tỷ mỉ ven dòng suối. Sở Phong cũng đi theo xem xét. Hắn bỗng thấy bên cạnh dòng nước phun ra từ vách núi đối diện có một thân cây thấp, trên đó có thắt một sợi tơ mỏng buông xuống suối, tựa như đang treo cái gì.

Sở Phong phi thân lướt tới, đưa tay kéo sợi tơ, mũi chân hắn điểm một cái lên vách đá rồi xoay người hạ xuống bên cạnh Lan Đình. Hai người nhìn lại thì ra ở cuối sợi tơ có thắt một cái túi tiền.

Sở Phong vội mở nó ra, bên trong túi là một ít bột phấn giống như y hệt như loại phấn vừa nãy dính trên ngón tay của Lan Đình. Có lẽ vì đã ngâm nhiều ngày nên bột phấn này hiển nhiên đã bị phai đi nhan sắc vốn có.

- Đây là thứ gì vậy?

Sở Phong hỏi.

Lan Đình dùng ngón tay thấm một ít bột phấn lên quan sát, lại ngửi ngửi một lúc rồi nói:

- Thì ra là như vậy.

Sở phong vội hỏi :

- Là gì?

Lan Đình nói:

- Bột phấn này là dùng hơn mười loại thảo dược hiếm thấy nghiền nát ra. Nếu chỉ dùng một mình cũng không có hại gì, nhưng nếu trộn chung chúng lại rồi ngâm vào trong nước mấy ngày liền thì sẽ sản sinh ra độc tính rất mạnh.

Sở Phong kinh ngạc hỏi:

- Vậy dòng suối này chẳng phải đã trở thành nước độc rồi sao? Nhưng tại sao trong đó vẫn còn cá bơi? Chẳng lẽ chúng không sợ độc?


Lan Đình nói:

- Những loài cá sợ độc này sớm đã bị độc chết rồi theo dòng suối chảy tới đầm nước ở sơn cốc phía đông. Cho nên mấy con cá còn sót lại đều là những con không sợ loại độc này.

Sở Phong nói:

- Ý cô là nguyên nhân của ôn dịch trong thôn dân là do bao bột phấn này?

Lan Đình gật đầu nói:

- Đúng thế! Bột phấn làm cho nước suối có độc. Dòng suối này chảy xuống chân núi, rồi chảy quanh làng. Đồ ăn thức uống của dân trong thôn đều làm từ nước của dòng suối này.

- Thì ra là như vậy. Chẳng trách bệnh dịch trong thôn không thể trừ tận gốc được, thì ra là do độc còn ẩn ở trong đồ ăn nước uống. Có điều tất cả mọi người trong thôn đều dùng nước suối này để uống, ta và cô cũng vậy. Tại sao chúng ta không bị lây nhiễm ôn dịch như những người khác?


Lan Đình cười nói:

- Cái này cũng giống như mấy con cá đang bơi trong suối vậy. Thể chất của nó có thể chống đỡ lại ôn dịch nên sẽ không bị lây nhiễm. Nhưng phần lớn đều không thể chống đỡ được nên sẽ bị nhiễm.

Sở Phong vừa nghe, không nhịn được liền quan sát Lan Đình từ trên xuống dưới. Lan Đình kỳ quái hỏi:

- Gì thế?

Sở Phong nói:

- Ta là người tập võ, có thể chống đỡ ôn dịch này cũng chẳng có gì lạ. Nhưng cô chân yếu tay mềm mà lại không bị ôn dịch lây nhiễm. Bội phục! Bội phục!

Lan Đình nhếch miệng nói:

- Công tử không nên quên ta là đại phu.

Sở Phong ưỡn ngực nói:

- Ta cũng là đại phu vậy.

- Hả?

- Ta là đại trượng phu.

Lan Đình nhịn không được "hich hích" bật cười.

Sở Phong cau mày nói:

- Nói như vậy là có người âm thầm bỏ số bột phấn này vào nước suối, khiến cho thôn dân bị nhiễm ôn dịch phải không?

Lan Đình gật đầu nói:

- Hơn nữa người chế biến ra bột phấn này cũng rất am hiểu về dược tính các loại thảo dược. Đáng tiếc là dụng tâm quá hiểm ác

- Nhưng tại sao hắn phải làm như vậy? Nghe nói còn vài địa phương khác cũng xảy ra ôn dịch. Không biết có phải cũng do người nào đó âm thầm gây ra không?

Lan Đình không trả lời, Sở Phong lại nói:

- Hiện tại chúng ta nên làm như thế nào?

Lan Đình nói:

- Nếu chúng ta đã lấy đi bột phấn này thì không quá mười ngày độc tính trong nước sẽ tiêu tan .Chúng ta tạm thời không để cho thôn dân dùng nước chảy từ xuống trên núi để uống nữa.

- Vậy bọn họ phải làm sao để có nước dùng?

- Đào giếng.


Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 260: Nguyên nhân ôn dịch