Truyện tranh >> Cổ Đạo Kinh Phong >>Chương 113: Thanh sơn yên vũ

Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 113: Thanh sơn yên vũ


Sáng sớm ngày hôm sau, Sở Phong và Thiên Ma Nữ đi ra khỏi thạch thất, lại lên Nga Mi Đình, Sở Phong nói:

-Không biết đám võ lâm cao thủ kia còn đang tìm ta hay không nữa?

-Bọn họ tìm là việc của bọn họ, chúng ta du ngoạn là việc của chúng ta!

Giọng điệu của Thiên Ma Nữ bình thản, nhưng hiển nhiên có một cổ khí phách.

-Quả nhiên không hổ là Thiên Ma Nữ, thực sự là khí phách mười phần!

Sở Phong nhịn không được khen một câu.

Thiên Ma Nữ thoáng cười, hỏi:

-Thương thế của ngươi đã hồi phục hoàn toàn chưa?

Sở Phong gật đầu cười nói:

-Đâu chỉ hồi phục toàn bộ hoàn toàn, còn toàn thân đầy sức mạnh, cũng có thể đánh chết vài con cọp, có thể là bởi vì nguyên do nàng đã giúp ta hâm nóng thân thể.

Thiên Ma Nữ nói :

-Hồi phục quá nhanh đi, thực sự là thần kỳ, chính ta cũng cảm thấy không bằng!

Sở Phong dùng ngón tay dí lên chóp mũi nàng nói:

-Thì ra cũng có lúc Thiên Ma Nữ nàng cảm thấy không bằng .

-Lần trước tại trong nhà gỗ, thương thế của ngươi cũng là hồi phục nhanh đến kinh ngạc, lúc nào ngươi cũng là như vậy sao?

Thiên Ma Nữ lại hỏi.

Sở Phong gãi gãi đầu, nói :

-Cũng không phải, đoạn thời gian gần đây ta mới phát giác, phàm là có thương tích trong người, đều sẽ hồi phục rất nhanh, ngay cả ta cũng hết sức kinh ngạc.

Thiên Ma Nữ nhíu mày nói :

-Trong cơ thể ngươi hình như có một luồng khí gì đó đang ẩn núp, như ẩn như hiện, hết sức cổ quái, có thể cùng việc này có quan hệ không...

-Vậy dù sao vẫn là chuyện tốt.

-Chỉ sợ chưa hẳn!

Thiên Ma Nữ lắc đầu, vẻ mặt ngưng trọng nói:

-Luồng khí này linh bí quỷ dị, chỉ sợ...

-Được rồi, Thiên Ma Nữ, đừng làm ta sợ nữa, chúng ta vẫn là nhanh đến Thái Bạch Lâu đi.

Nói rồi kéo tay Thiên Ma Nữ, đi thẳng đến Thái Bạch Lâu.

Thái Bạch Lâu nằm tại phía đông nam cách không xa Nga Mi Đình, đối mặt với sông Trường Giang, lưng gắn liền với bờ núi, được bóng cây rậm rạp vây quanh, quả thực là linh dật hùng vĩ. Chính lâu có ba tầng, tầng một là đại sảnh, tầng hai là lâu, tầng ba là các, trước sau phân ra hai viện, phía trước là Thái Bạch Lâu, phía sau là Thái Bạch Từ, hành lang hai bên gấp khúc tương liên với nhau.

Hai người đi thẳng tới phía trước Thái Bạch Lâu, không gặp một bóng người nào, xem ra những võ lâm cao thủ đó đã sớm rời khỏi mỏm đá, dù sao bọn họ cũng không biết Sở Phong đang ẩn nấp ở trong thạch thất phía dưới mỏm đá.

Sở Phong ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy mái hiên tầng các treo lên một tấm biển lớn, trên viết ba chữ to "Trích Tiên Lâu". Sở Phong lẩm bẩm:

-Nguyên lai là Trích Tiên Lâu, không phải là Thái Bạch Lâu.

Thiên Ma Nữ cười nói:

-Trích Tiên Lâu không phải là Thái Bạch Lâu, Thái Bạch Lâu không phải là Trích Tiên Lâu sao?

Sở Phong nhún nhún vai, hai người đi vào, phía trước cửa vào có hai tấm thạch bi được khảm trên hai vách tường, tấm bên trái là bia ký ghi lại việc tu kiến Thái Bạch Lâu, còn tấm bên phải là bi văn ghi lại cuộc đời của Lý Bạch.

Tiến vào đại sảnh, trước mặt là một tấm [Lý Bạch Yêu Nguyệt Đồ] rất lớn, dùng để đệm khắc lên bài thơ nổi tiếng [Nguyệt Hạ Độc Chước], trong bức tranh là hình ảnh Lý Bạch đang dưới ánh trăng độc ẩm, nâng chén yêu nguyệt, chính là ứng với câu "Cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân!"

Nguyệt Hạ Độc Chước(月下独酌)

Hoa gian nhất hồ tửu

Ðộc chước vô tương thân

Cử bôi yêu minh nguyệt

Ðối ảnh thành tam nhân

Nguyệt ký bất giải ẩm

Ảnh đồ tùy ngã thân

Tạm bạn nguyệt tương ảnh

Hành lạc tu cập xuân



Ngã ca nguyệt bồi hồi

Ngã vũ ảnh linh loạn

Tỉnh thời đồng giao hoan

Túy hậu các phân tán

Vĩnh kết vô tình du

Tướng kỳ mạc Vân Hán

Dịch thơ

Giữa hoa một bình rượu

Tự uống một mình ta

Nâng ly mời trăng sáng

Với bóng hóa thành ba

Trăng đã không biết uống

Bóng cũng chỉ kề bên

Tạm cùng trăng với bóng

Vui xuân cho kịp mà

Ta hát, trăng thơ thẩn

Ta múa, bóng cuồng quay

Cùng nhau vui lúc tỉnh


Phân ly khi chợt say.

Tình này ta mãi kết

Gặp lại ở Thiên Hà

Hai bên còn có hai bức hoạ , bên trái là bức [Lý Bạch Du Tung Đồ], bên phải là bức [Tĩnh Dạ Tư Đồ]. Ánh mắt Sở Phong rơi vào bức [Lý Bạch Du Tung Đồ], bức hoạ này vẽ dấu tích và con đường Lý Thái Bạch đi đến mỏm đá.

Sở Phong chỉ vào bức tranh có chút hưng phấn nói :

-Nàng xem, bức này quả thực ghi rõ địa điểm Lý Bạch 'Nhảy sông tróc nguyệt, kỵ kình thăng thiên', chẳng qua hình như cùng vị trí của Tróc Nguyệt Đài có chút sai lệch...

-Ngươi đã nhảy sông tróc nguyệt một lần rồi, còn muốn nữa?

-Không phải, ta muốn tìm nơi 'Kim Ngưu xuất cồn', bức tranh này hình như không có đề cập đến...

-Ngươi còn muốn cưỡi lên Kim Ngưu, ngao du thiên hạ?

Thiên Ma Nữ vừa cười nói .

-Nàng không muốn sao?

Sở Phong nhìn Thiên Ma Nữ.

Thiên Ma Nữ chỉ lặng lẽ không nói, Sở Phong lại nói:

-Kỳ thực là ta muốn tìm nơi đã đào được viên bảo thạch lộng lẫy đó, nếu như ta tìm được một viên sẽ tặng cho nàng.

Thiên Ma Nữ không có lên tiếng, bất kể lời này là thật hay giả, như vậy cũng đã đủ rồi, ánh mắt nàng rơi vào trên bức tranh thứ hai [Tĩnh Dạ Tứ Đồ], chỉ thấy dưới bóng đêm tĩnh mịch trong đình viện có một cái giếng nước, giếng nước có thành lan can vây quanh, một vị thi nhân đang đứng ở bên cạnh giếng nước, tay vuốt râu, ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng trên bầu trời, khẽ ngâm thơ, vẻ mặt u sầu nhớ nhà, phía trái trên mặt bức tranh viết ngay ngắn câu thơ ông đang ngâm:"Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương."

Tĩnh Dạ Tứ(静夜思)

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

Trong mắt Thiên Ma Nữ hiện lên vài phần nghi hoặc.

-Làm sao vậy?

Sở Phong hỏi.

Thiên Ma Nữ nói :

-Lời thơ là 'Sàng tiền minh nguyệt quang', nhưng trong bức tranh Lý Bạch lại đứng ở bên cạnh giếng nước, chẳng lẽ bức tranh không diễn đạt được ý?

Sở Phong ha ha cười nói:

-Nàng là nhìn chữ mà đoán nghĩa rồi, nàng xem thành lan can vây quanh giếng nước có phải là rất giống giường hay không? Thời cổ thành giếng vừa được gọi là ngân sàng, cho nên giường trong bài thơ chính là chỉ thành giếng. Nàng xem sân ở vườn là dùng đá trắng bạc để trải lên, cũng chỉ có sân vườn được đá trắng bạc lát thành mới có thể dưới ánh trăng mà hiện lên thêm một mảnh trăng, giống như trên mặt đất được phủ thêm một tầng sương trong suốt. Truyện Tiên Hiệp - TruyệnFULL.vn


-Nói như vậy, cũng có chút giống.

-Vốn nó chính là như thế, nàng chưa từng nghe qua một câu thơ khác của Lý Bạch sao: " 'Lang kỵ trúc mã lai, nhiễu sàng lộng thanh mai.'[1] cái giường này cũng là chỉ thành giếng, ý là nói người nam cưỡi ngựa tre vòng quanh thành lan can giếng cùng người nữ chơi trò rượt bắt, nên mới có cái gọi là thanh mai trúc mã, lưỡng tiểu vô sai.

*[1]: Hai câu trích trong bài Trường Can Hành của Lý Bạch.

Thiếp phát sơ phú ngạch,

Chiết hoa môn tiền kịch

Lang kỵ trúc mã lai

Nhiễu sàng lộng thanh mai

Bát nguyệt hồ điệp hoàng

Song phi Tây viên thảo

Cảm thử thương thiếp tâm,

Tọa sầu hồng nhan lão.

Tảo vãn hạ Tam Ba

Dự tương thư báo gia

Tương nghênh bất đạo viễn

Trực chí Trường Phong Sa

Dịch thơ.

Em tóc vừa xõa trán,

Ngắt hoa chơi trước nhà.

Chàng vờ cưỡi ngựa đến,

Đuổi nhau quanh ghế ngồi.

Tháng tám bướm vàng bay

Từng đôi vườn phía Tây

Cám cảnh lòng thiếp đau

Những lo già mà sầu

Bao giờ rời Tam Ba

Nhớ gửi thơ về nhà

Đón chàng đâu ngại xa

Thẳng đến Trường Phong Sa

-Ngươi nói cũng rất rõ ràng đâu ra đấy.

-Đó là đương nhiên rồi, nếu như không phải như vậy, ta mỗi ngày cưỡi ngựa tre nhảy vào khuê phòng của nàng rồi lượn quanh giường nàng chơi đùa thanh mai, nàng có thể đáp ứng sao?

Thiên Ma Nữ mỉm cười không nói.

Sở Phong lại nói:

-Trước đây nhà của ta cũng có một cái giếng nước như vậy, cũng rất tương tự như trong tranh này, cha mẹ ta cũng đều bảo quản nó, có cơ hội ta sẽ dẫn nàng đi xem có được không? Đáng tiếc...

Sở Phong nói rồi trong mắt đột nhiên lại hiện ra vẻ buồn bã.


Thiên Ma Nữ cũng im lặng, Sở Phong vội cười nói:

-Được rồi, không nói cái này nữa, chúng ta lên lầu hai đi.

Vì vậy hai người lại leo lên lầu hai, chính giữa lầu đặt một pho tượng Lý Bạch màu vàng được điêu khắc bằng gỗ dương. Trường bào tóc buộc thắt, chân trái sải bước phía trước, ngẩng đầu ưỡn ngực, tự có một loại phóng khoáng cao ngạo. Câu đối hai bên là:

"Bồng lai văn chương kiến an cốt, thanh liên cư sĩ trích tiên nhân" .

Trên bốn vách xung quanh còn treo rất nhiều câu thơ của Lý Bạch mà ai cũng thích, trong đó một câu viết:

"Câu hoài dật hưng tráng tư phi, dục thượng thanh thiên lãm minh nguyệt!" [2]

*[2]: Trích trong bài thơ 'Bỏ ta mà đi'.

"Khí ngã khứ giả tạc nhật chi nhật bất khả lưu,

Loạn ngã tâm giả kim nhật chi nhật đa phiền ưu!

Trường phong vạn lý tống thu nhạn, đối thử khả dĩ hàm cao lâu.

Bồng Lai văn chương Kiến An cốt, trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát.

Câu hoài dật hưng tráng tư phi, dục thượng thanh thiên lãm minh nguyệt.

Trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu, cử bôi kiêu sầu sầu canh sầu.

Nhân sinh tại thế bất xưng ý, minh triều tán phát lộng thiên chu!"

Dịch thơ hieusol.

Bỏ ta đi xa


Hôm qua chẳng giữ chẳng thể lưu

Làm rối lòng ta

Hôm nay sao lắm nỗi phiền ưu

Gió tiễn nhạn thu bay muôn dặm

Biệt ly say ngất chốn cao lâu

Kiến An cốt khí Bồng Lai ý

Tài thơ Tiểu Tạ dễ tìm đâu

Thi hứng dâng cao khoe tráng chí

Hái trăng kia vào tay ta mau

Rút đao chém nước, nước trôi mãi

Nâng chén tiêu sầu, càng thêm sầu

Kiếp sống buồn tênh lòng phai nhạt

Xõa tóc rong thuyền ta phiêu du.

Sở Phong cười nói:

-Nàng xem, Lý Thái Bạch chính là thích ánh trăng, vừa nhảy sông để vớt, vừa lên trời để ôm. Cũng may mà ông ấy cũng giống ta vớt không được, bằng không thì ông ấy đã làm ánh trăng phải chịu tội rồi.

Thiên Ma Nữ ngạc nhiên nói:

-Ngươi sao biết ánh trăng đó sẽ phải chịu tội?

Sở Phong gãi gãi đầu, nói :

-Nàng chưa từng nghe qua "Lý Bạch một lần đấu thơ cả trăm bài' sao ? Ông ấy thích nhất là uống rượu, uống càng say, thơ viết ra càng đặc sắc. Ông ấy thích uống rượu như thế, đương nhiên cả người toàn mùi rượu, ánh trăng thuần khiết như vậy, làm sao mà chịu được?

Thiên Ma Nữ "Phì" cười nói:

-Vậy sao ngươi biết ông ấy vớt không được ánh trăng? Nói không chừng ông ấy vớt được rồi, lại thả đi.

Sở Phong ha ha cười nói:

-Ta không tin công phu dưới nước của ông ấy so với ta còn cao hơn! Ta cũng vớt không được, ông ấy có thể vớt được sao!

Thiên Ma Nữ mỉm cười không có lên tiếng.

Hai người xem một hồi lâu, lại lên tầng lầu các, lầu các cũng không đặt cái gì, có vẻ rất trống trải, bốn mặt có khắc rất nhiều câu đối câu thơ của du khách vịnh tưởng nhớ đến Lý Bạch. Chính giữa bức tường ở phía trước có khắc một liên đối rất nổi bật:

"Thoát thân y cựu quy tiên khứ, tát thủ hoàn tương nguyệt tống hồi."

-Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!

Sở Phong liên thanh hô:

-Thì ra thật đúng là bị nàng nói trúng rồi, Lý Thái Bạch say rượu trục nguyệt, kỵ kình thăng thiên, thật đúng là bắt được ánh trăng, rồi lại thả nó trở lại. Tuyệt! Tuyệt!

-Ngươi hiện tại biết bản thân mình là ếch ngồi đáy giếng chưa.

Giọng điệu của Thiên Ma Nữ mang theo ý chế nhạo.

-Ếch ngồi đáy giếng thì ếch ngồi đáy giếng , vẫn là thái bạch lợi hại, thái bạch lợi hại.

Sở Phong thì thào tự nói, Thiên Ma Nữ suýt nữa lại muốn cười lên.

Bên cạnh còn có một liên, viết rằng:

"Thần tiên thi tửu không thiên cổ, phong nguyệt giang thiên trữ nhất lâu."

Sở Phong bật thốt lên khen:

-Đối hay, đáng để nghiền ngẫm, đáng để nghiền ngẫm!

Thiên Ma Nữ thấy bộ dáng gật gù đắc ý, nghiêm trang của hắn, nhịn không được "Hì" cười một tiếng.

Hai người đi ra khỏi các, dựa vào lan can nhìn ra xa, cúi đầu chỉ thấy dòng sông mênh mang, như du long phục địa, ngẩng đầu lại thấy mây trôi từng mảng, tựa như đưa tay có thể với tới được, bên kia chính là núi Ngưu Chử, rậm rạp xanh tươi, đúng lúc này, bầu trời thình lình tí tách rơi xuống mưa phùn, bốn phía càng hiện vẻ xanh biếc, như khói bay lượn lờ.

Sở Phong ngửa đầu hô:

-Thanh sơn yên vũ, thu hết cả đỉnh lâu trăm thước!

Thiên Ma Nữ cười nói:

-Ngươi cũng rất có khí khái của tiên nhân.

Sở Phong mặt đỏ lên, nói :

-Này không phải là ta làm, chẳng qua là thuận miệng phát ra.

Đang nói, trong cơn mưa lất phất hình như mơ hồ truyền đến một tiếng khóc lóc!


Cổ Đạo Kinh Phong - Chương 113: Thanh sơn yên vũ